De thi HSG cap truong 2012-2013

Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Thu | Ngày 11/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: De thi HSG cap truong 2012-2013 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS ĐỨC HIỆP KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2012-2013
ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: / 3/ 2013

Câu 1: (2 điểm): Đọc câu chuyện sau rồi trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn (khoảng 10 câu): Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời, hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện này mà cãi nhau!” Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha. Khi cha qua đời, họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó, người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất: Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối. Hai anh em đó đồng ý. Kết cục tài sản ấy được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi.

Câu 2 (4 điểm): Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ sau:
“ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
( Quê hương – Tế Hanh )
Câu 3: (5 điểm): Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (“Tắt đèn” - Ngô Tất Tố).
Câu 4: (9 điểm):
Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua "Chiếu dời đô" (Lý Công Uẩn), "Hịch tướng sĩ" (Trần Quốc Tuấn) và "Nước Đại Việt ta" (Trích "Bình Ngô đại cáo" - Nguyễn Trãi).

----------------------hết -------------------------

*Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.














TRƯỜNG THCS ĐỨC HIỆP KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2012-2013

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8

Câu 1:
-Về hình thức: viết đoạn văn có bố cục rõ ràng, mạch lạc.
-Về nội dung: theo suy nghĩ của học sinh có thể theo các ý sau:
+ Trên đời này không tồn tại sự công bằng tuyệt đối. (0.5đ)
+ Nếu lúc nào cũng tìm kiếm sự công bằng tuyệt đối thì kết cục chẳng ai được lợi gì. (0.5đ)
+ Sự công bằng chỉ tồn tại trong trái tim chúng ta (tình yêu thương, lòng vị tha) (0.5đ)
+ Bài học: Trong bất cứ chuyện gì đừng nên tính toán quá chi li; nhường nhịn chính là tạo nên sự công bằng tuyệt đối. (0.5đ)
Câu 2:
-Biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ:
1. Nhân hoá: con thuyền (“mỏi”, “nằm”) (0.5đ)
2. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “nghe chất muối” (vị giác chuyển thành thính giác) (0.5đ)
-Tác dụng :
+ Gợi hình: Gợi lên hình ảnh chiếc thuyền như một người dân chài sau khi vật lộn với sóng gió biển khơi trở về. Tác giả không chỉ “thấy” con thuyền đang nằm im trên bến mà còn thấy sự mệt mỏi, say sưa, còn “ cảm thấy” con thuyền ấy như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong từng thớ vỏ của nó. Con thuyền vô tri đã trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế. Cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn mòi của biển khơi. (1.5đ)
+ Gợi cảm: Cho thấy tác giả có một tâm hồn tinh tế, tài hoa, một tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người cùng cuộc sống lao động làng chài quê hương thì mới có những câu thơ hay đến như vậy. (1.5đ)

Câu 3: Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình nhưng cần đảm bảo các ý sau:
Chị Dậu là hình tượng tiêu biểu, một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của ngời phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng tháng Tám 1945: Có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại (Những phẩm chất đáng quý của chị Dậu). Cụ thể: (0.5đ)
- Chị là người phụ nữ hết lòng yêu thương chăm sóc chồng: (1đ)
+ Anh Dậu bị chúng đánh đập ngất xỉu và trả về cho chị, được hàng xóm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Thu
Dung lượng: 69,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)