Đề thi HSG cấp Tỉnh môn LS

Chia sẻ bởi Võ Xuân Lộc | Ngày 16/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG cấp Tỉnh môn LS thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
CẤP TỈNH NĂM HỌC 2008-2009
Khóa ngày 10/03/2009
Môn: LỊCH SỬ
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
( Đề thi có 03 trang, gồm 6 câu )

Câu 1.(5,0 điểm) :Trắc nghiệm khách quan (0,50 điểm/1 câu) :
(Chọn câu đúng nhất và ghi mã câu chọn (A,B,C,D) vào giấy làm bài thi)
1. Hạn chế cơ bản nhất trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai là
     A. nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.
     B. nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân.
     C. chế tạo các loại vũ khí và phương tiện có tính chất hủy diệt: ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật.
     D. nạn khủng bố, gây nên tình trạng căng thẳng.
2. Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại dẫn đến một hiện tượng nổi bật là
     A. sự đầu tư vào khoa học cho có lãi.
     B. sự bùng nổ thông tin.
     C. nhiều người đầu tư vào việc phát minh sáng chế.
     D. chảy máu chất xám.
3. Thành tựu quan trọng của cách mạng khoa học kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người là
phát minh sinh học.     
phát minh hóa học.
“Cách mạng xanh”.    
  D. công cụ lao động mới.
4.Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn, đó là đặc điểm của
     A. cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ nhất.
     B. cách mạng công nghiệp.
     C. cách mạng Tin học.
     D. cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai.
5. Điểm đặc trưng của cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai là
     A. mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
     B. mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn.
     C. mọi phát minh về kĩ thuật đều biết dựa vào các ngành khoa học cơ bản.
     D. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
6. Bước vào thế kỉ XXI xu thế chung của thế giới ngày nay là
     A. hòa bình ổn định và hợp tác phát triển.
     B. xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
     C. cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi.
     D. hòa nhập nhưng không hòa tan.
7. Sau “Chiến tranh lạnh”, dưới tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật các nước ra sức điều chỉnh chiến lược với việc
     A. lấy quân sự làm trọng điểm.    
B. lấy chính trị làm trọng điểm.
     C. lấy kinh tế làm trọng điểm.    
D. lấy văn hóa, giáo dục làm trọng điểm.
8. Quan hệ quốc tế chuyển từ đối đầu sang đối thoại vào thời gian nào
     A. từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX.   
B. từ nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
     C. từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX.  
 D. từ nửa đầu những năm 90 của thế kỉ XX.
9. Mục đích bao quát nhất của “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động là
     A. bắt các nước Đồng minh lệ thuộc Mĩ.
     B. ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước XHCN.
     C. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng thế giới.
     D. thực hiện “Chiến lược toàn cầu”làm bá chủ thế giới của đế quốc Mĩ.
10. Nội dung không có trong “Trật tự hai cực Ianta” là
     A. trật tự thế giới mới hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai
     B. trật tự thế giới được hình thành sau hội nghị Ianta
     C. sự phân chia ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô trong quan hệ quốc tế.
     D. Mĩ và Liên Xô chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác.

Câu 2. (3 điểm)
Hãy nêu nội dung cơ bản nhất trong tiến trình lịch sử Việt Nam 1858 – 1918 qua các giai đoạn :
+ 1858-1884
+ 1885-1897
+ 1897-1918
- Chọn và giải thích một sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất có ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình lịch sử 1858-1918
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Xuân Lộc
Dung lượng: 25,42KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)