Đề thi HSG cấp huyện môn _có đáp án

Chia sẻ bởi Bùi Trường Long | Ngày 12/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG cấp huyện môn _có đáp án thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒN ĐẤT

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 - CẤP HUYỆN
Năm học: 2012-2013


ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1:(2 điểm) Giải thích nghĩa của những thành ngữ sau và hãy cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến những phương châm hội thoại nào?
a) Nói băm nói bổ.
b) Nói úp nói mở.
c) Đánh trống lảng.
d. Mồm loa mép giải.
Câu 2: (4 điểm) Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để nêu cảm nhận được cái hay của việc dùng từ trong những câu thơ sau:
“Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nấm đất bên đường,
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”.
Câu 3: (14 điểm) Nêu cảm nhận của em về Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy./.



Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm





Họ tên thí sinh..........................................................Số báo danh..........................















PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒN ĐẤT

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 - CẤP HUYỆN
Năm học: 2012-2013

HƯỚNG DẪN CHẤM THI – ĐỀ CHÍNH THỨC
MÔN : NGỮ VĂN
(gồm có 04 trang)

I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.
- Do yêu cầu đặc trưng bộ môn, giám khảo cần linh hoạt, chủ động trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết giàu cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Điểm bài thi là điểm cộng của tất cả các câu và chỉ làm tròn số đến 0.25 điểm.

II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:

Câu
Nội dung
Điểm

1
Giải thích nghĩa của những thành ngữ sau và hãy cho biết mỗi thành ngữ liên quan đến những phương châm hội thoại nào?
2.0


a, Nói băm nói bổ: Nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo (Phương châm lịch sự)
b, Nói úp nói mở: Nói lấp lửng, mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết(phương châm cách thức)
c, Đánh trống lảng: Né tránh không muốn tham dự vào một chuyện nào đó, không muốn đề cập đến một vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi (phương châm quan hệ)
d, Mồm loa mép giải: Lắm lời, đanh đá, nói át người khác(phương châm lịch sự)
0.5

0.5

0.5


0.5


2
Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để nêu cảm nhận được cái hay của việc dùng từ trong những câu thơ sau:
“Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Sè sè nấm đất bên đường,
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”.
- Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng liên tiếp hàng loạt các từ láy: “nao nao”; “nho nhỏ”; “dàu dàu”; “sè sè”. Các từ láy thể hiện việc dùng từ của Thi nhân vừa chính xác, tinh tế, vừa có tác dụng gợi nhiều cảm xúc trong người đọc. Cụ thể:
- Hai từ láy: “nao nao”; “nho nhỏ” gợi tả được cảnh sắc mùa xuân lúc chị em Thúy Kiều du xuân trở về. Cảnh vẫn mang nét thanh tao, trong trẻo của mùa xuân rất êm dịu; một bức tranh thật tĩnh lặng nhuốm đầy tâm trạng. Từ “nao nao” gợi tả cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện...Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng thư sinh “phong tư tài mạo tót vời” Kim Trọng.
- Hai từ “sè sè”; “dàu dàu”(dầu dầu) gợi tả một nấm mồ quá nhỏ bé, lẻ loi, đơn độc, lạc lõng giữa ngày lễ “tảo mộ”; hai từ láy đã nhuốm màu sắc u ám lên cảnh vật...
4.0





1.0



1.5







1.5

3
Thí sinh có thể có nhiều cách cảm nhận và trình bày khác nhưng bài viết cần đảm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Trường Long
Dung lượng: 80,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)