Đề thi HSG Bỉm Sơn: 08-09
Chia sẻ bởi Trần Khắc Tấn |
Ngày 15/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG Bỉm Sơn: 08-09 thuộc Hóa học 9
Nội dung tài liệu:
phòng gd & ĐT
bỉm sơn
Kì thi chọn học sinh giỏi cấp thị xã
Năm học 2008-2009
Môn thi: hoá học lớp 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Ngày thi 26/11/2008)
Câu 1 ( 4 điểm ): Nguyên tử nguyên tố A có khối lượng là 40 đ.v.C, trong hạt nhân có:
số p = số n. Nguyên tử nguyên tố B có khối lượng 16 đ.v.C, có số e lớp ngoài cùng là 6.
1/ Hãy cho biết số: p, n, e trong mỗi nguyên tố ?
2/ Biểu diễn phản ứng giữa A, B bằng sơ đồ cấu tạo nguyên tử ?
Câu 2 ( 3,5 điểm ): Để một mẩu sắt lâu ngày trong không khí sạch ( chỉ chứa nitơ và oxi) thu được rắn A chứa 4 chất. Cho chất rắn A tác dụng hết với dd HCl thu được hỗn hợp dd B và khí C, cho B phản ứng hoàn toàn với dd NaOH thu được kết tủa D, nung D ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được rắn E chỉ chứa một chất duy nhất.
Tìm các chất có trong A,B,C,D, E. Viết PTHH xảy ra ?
Câu 3 ( 5,5 điểm )
1/ Trình bày phương pháp tinh chế Ag bị lẫn các tạp chất Al, Fe, Cu ?
2/ Trong phòng thí nhiệm chỉ có: Bình chứa khí CO2, dd NaOH và 2 cốc đong(1 cốc 100 ml; cốc kia 200 ml). Hãy trình bày phương pháp điều chế 200ml dd Na2CO3 ( không lẫn chất tan nào khác)
3/ Chỉ dùng quì tím, trình bày phương pháp nhận biết các dd riêng biệt:
NaHSO4, BaCl2, NaOH, NaNO3
Câu 4: ( 7 điểm )
1/ Để điều chế phân đạm người ta thực hiện phản ứng giữa N2 với H2 theo sơ đồ :
N2 + H2 NH3
Trộn 20 lít N2 với 20 lít H2 ( hỗn hợp A )vào một bình kín , đưa nhiệt độ ( t0) và áp suất (p) hỗn hợp A đến thích hợp để phản ứng xảy ra. Sau một thời gian đưa t0, p về ban đầu thì thấy thu được 30 lít hỗn hợp khí B.
a/ Tính thể tích từng khí trong B ?
b/ Tính hiệu suất của phản ứng trên ?
2/ Dùng V lít khí CO (đktc)khử hoàn toàn 4 gam một oxit kim loại, phản ứng kết thúc thu được kim loại và hỗn hợp khí X. Tỷ khối của X so với H2 là 19. Cho X hấp thụ hoàn toàn vào 2,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,025M người ta thu được 5 gam kết tủa.
a/ Xác định kim loại và công thức hoá học của oxit đó ? Biết oxit đó không phải là Fe3O4
b/ Tính giá trị của V và thể tích của SO2 (đktc) tạo ra khi cho lượng kim loại thu được ở trên tan hết vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư ?
Cho: ( N: 14, H: 1, O: 16; Mg: 24; S:32; Cl:35,5; Ca:40; Fe:56; Cu:64; Zn:65; Ba:137 )
Thí sinh được dùng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố và máy tính bỏ túi loại đơn giản
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm !
Hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi 9
Năm học 2008 -2009
Môn: Hoá học 9
Câu
Nội dung chính cần trả lời
Điểm
Câu 1
(4 điểm)
1/ - Trong A có: số p = 20, số n = 20
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Khắc Tấn
Dung lượng: 127,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)