đề thi HSG 9 của trường AM-2006

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Phượng | Ngày 15/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: đề thi HSG 9 của trường AM-2006 thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Sở giáo dục và đào tạo
hà nội
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên THPT
năm học 2006-2007
Môn thi : Hoá học
Ngày thi: 17 - 6 - 2006
Thời gian làm bài 150 phút

( Đề thi gồm 2 trang)

Câu I (2,75 điểm)
1/ Trong bốn ống nghiệm có đựng riêng biệt dung dịch loãng trong suốt của bốn chất. Biết rằng:
- Trong các dung dịch này có một dung dịch là axit không bay hơi; ba dung dịch còn lại là muối magie, muối bari, muối natri.
- Có 3 gốc axit là clorua, sunfat, cacbonat; mỗi gốc axit trên có trong thành phần ít nhất của một chất.
a) Hãy cho biết tên từng chất tan có chứa trong mỗi dung dịch trên.
b) Chỉ dùng các ống nghiệm, không có các dụng cụ và hoá chất khác, làm thế nào để phân biệt các dung dịch trong bốn ống nghiệm trên và viết phương trình hoá học minh hoạ.
2/ a) Polime là gì ?
b) Viết phương trình hoá học của phản ứng:
+ Trùng hợp các phân tử etilen tạo ra polietilen.
+ Tạo ra tinh bột (hoặc xenlulozơ ) trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
Câu II (1,25 điểm)
44 g hỗn hợp muối NaHSO3 và NaHCO3 phản ứng hết với dung dịch H2SO4 trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp khí A và 35,5 g muối Na2SO4 duy nhất. Trộn hỗn hợp khí A với oxi thu được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với hiđro là 21. Dẫn hỗn hợp khí B đi qua xúc tác V2O5 ở nhiệt độ thích hợp, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí C gồm 4 chất có tỉ khối so với hiđro là 22,252. Viết các phương trình hoá học và tìm thành phần phần trăm về thể tích của SO3 trong hỗn hợp khí C.
Câu III (1,25 điểm)
Hỗn hợp M gồm CuO và Fe2O3 có khối lượng 9,6 g được chia làm hai phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với 100 ml dung dịch HCl, khuấy đều. Sau khi phản ứng kết thúc, hỗn hợp sản phẩm được làm bay hơi một cách cẩn thận, thu được 8,1 g chất rắn khan. Cho phần 2 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl đã dùng ở trên trong điều kiện như lần trước. Sau khi kết thúc phản ứng lại làm bay hơi hỗn hợp sản phẩm như trên, lần này thu được 9,2 g chất rắn khan.
a) Viết các phương trình hoá học. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp M.
Câu IV (1,5 điểm)
A là chất rắn khan. Cho m gam A vào dung dịch HCl 10%, khuấy đều được dung dịch B, ở đây không thấy tạo kết tủa hoặc chất bay hơi. Trong dung dịch B, nồng độ HCl là 6,1%. Cho NaOH vào dung dịch B để trung hoà hoàn toàn axit được dung dịch C. Cô cạn, làm bay hơi hết nước trong dung dịch C người ta thu được duy nhất muối NaCl khan có khối lượng 16,03 g. A có thể là chất nào? Tìm m.
Câu V ( 1,5 điểm)
Hiđrocacbon B có công thức CxH 2x + 2 ( với x: nguyên; x( 1), có tính chất hoá học tươ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Phượng
Dung lượng: 7,75KB| Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)