DE THI HSG

Chia sẻ bởi Nguyễn Đình Quý | Ngày 14/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: DE THI HSG thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THI TUYỂN VÀO TRƯỜNG PTTH CHUYÊN LÊ QUÍ ĐÔN
KHÁNH HÒA MÔN THI : VẬT LÝ, năm học 2005 - 2006
Thời gian : 150 phút (không kể phát đề)

SBD:……../P

Bài 1: Một học sinh A đứng cạnh một gương phẳng G, một học sinh B đi dần tới gương G theo đường vuông góc với gương tại điểm giữa. (các kích thước được ghi trên hình vẽ 1)
Hỏi khi hai học sinh A và B bắt đầu nhìn thấy nhau trong gương thì B còn cách gương bao xa?

Bài 2: Một vật sáng AB hình mũi tên đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, điểm B nằm trên trục chính, B cách quang tâm O của thấu kính một đoạn OB=20cm. Khoảng cách từ tiêu điểm F đến quang tâm O của thấu kính là OF=15cm.
a)Vẽ ảnh A1B1 của vật AB cho bởi thấu kinh. Tính OB1.
b)Giữ cố định thấu kính và dịch chuyển vật AB lại gần thấu kính(khi dịch chuyển B luôn nằm trên trục chính và vật AB luôn vuông góc với trục chính), thì thấy có một vị trí khác của vật AB cho ảnh A2B2 lớn gấp ba lần vật. Vẽ ảnh của vật ứng với trường hợp này.
Ghi chú: giải bài toán bằng phương pháp hình học, không dùng các công thức về thấu kính

Bài 3: Dùng một bếp điện có công suất P=1kW để đun 1 lượng nước có nhiệt độ ban đầu là 200C thì sau 5 phút nhiệt độ của nước lên đến 450C. Tiếp theo, do mất điện trong 2 phút nên nhiệt độ của nước hạ xuống chỉ còn 400C. Sau đó có điện lại, bếp tiếp tục đun ngay cho tới lúc sôi. Cho nhiệt dung riêng của nước là c=4200J/kg.độ. Xem rằng:
+Nhiệt lượng do khối nước toả ra (vào môi trường xung quanh) trong mỗi giây là q không đổi.
+Hiệu suất của bếp là 100%
+cho đến khi nước bắt đầu sôi, lượng nước hoá hơi không đáng kể
a) Tính khối lượng nước ban đầu.
b) Tính nhiệt lượng q do khối nước toả ra trong mỗi giây
c) Tính thời gian từ lúc bắt đầu đun cho đến lúc nước bắt đầu sôi
Gợi ý: Khối nước toả nhiệt ngay từ lúc đầu bếp đun.

Bài 4: Cho mạch điện như hình vẽ 2. Các dây nối và ampe kế có điện trở không đáng kể. Cho R1 = R3 =20R2=30R4=18Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là U=18V.
a) Tìm điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
b) Tìm số chỉ của ampe kế.
c) Tìm công suất tiêu thụ của toàn đoạn mạch.

Bài 5: Cho mạch điện như hình vẽ 3, với R1=9R2=18R3=9đèn Đ có điẹn trở R4 chưa biết. Hiệu điện thế giữa A, B là U=18V luôn không đổi. Điện trở của khoá K và các dây nối không đáng kể. Biết rằng ki khoá K đóng hay mở thì đèn Đ đều sáng bình thường.
Tính R4 (xem là không đổi khi đèn sáng hoặc không) và hiệu điện thế định mức của đèn.

Chữ ký giám thị 1: ………………………… Chữ ký giám thị 2: …………………………


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đình Quý
Dung lượng: 103,50KB| Lượt tài: 21
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)