Đề thi hsg

Chia sẻ bởi Nguyễn Mạnh Hùng | Ngày 14/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Đề thi hsg thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC GIANG



(Đề thi gồm 01 trang)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2010 - 2011
ĐỀ THI MÔN: VẬT LÍ - LỚP 9 THCS
Ngày thi: 02/4/2011
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)


Câu 1: (4,0 điểm) Một tủ sấy điện có điện trở R = 25 Ω mắc nối tiếp với điện trở R0 = 5 Ω rồi mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế không đổi. Sau một thời gian nhiệt độ của tủ sấy giữ nguyên ở nhiệt độ t1 = 50oC. Nếu mắc thêm một tủ sấy giống như trước và mắc song song với tủ đó thì nhiệt độ lớn nhất của tủ sấy này là bao nhiêu? Biết nhiệt độ của phòng là t0 = 20oC, công suất toả nhiệt ra môi trường tỷ lệ thuận với độ chênh lệch nhiệt độ giữa tủ và môi trường. Bỏ qua sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ.
Câu 2: (3,5 điểm) Hai thanh kim loại AB và CD đặt thẳng đứng, hai đầu A và C được nối lại bằng một điện trở R = 5 . Cho thanh kim loại MN có khối lượng m = 20 g trượt xuống không ma sát dọc theo hai thanh AB và CD trong một từ trường đều có các đường sức nằm ngang, có chiều từ ngoài vào trong mặt phẳng như hình 1. Đầu tiên thanh MN chuyển động nhanh dần, sau đó nó chuyển động thẳng đều. Khi thanh MN chuyển động thẳng đều, cường độ dòng điện qua điện trở R là 10 mA. Bỏ qua ma sát, sức cản của không khí, điện trở các thanh kim loại và dây nối không đáng kể.
1. Xác định chiều chuyển động của các electron tự do chạy qua MN và giải thích.
2. Khi MN đã chuyển động thẳng đều, hãy mô tả sự chuyển hóa năng lượng trong mạch? Biết rằng nếu một vật có khối lượng m ở độ cao h so với mốc thế năng trọng trường thì thế năng của nó tính bởi công thức E = 10mh, hãy tính tốc độ của thanh MN khi nó chuyển động thẳng đều?
Câu 3: (4,0 điểm) Cho mạch điện như hình 2. Biết U = 30 V, các điện trở R1 = R3 = 100 Ω, R2 = 250 Ω. Các vôn kế giống nhau, điện trở của dây nối không đáng kể. Vôn kế V1 chỉ 20 V. Xác định:
1. Điện trở của các vôn kế.
2. Số chỉ của vôn kế V2.
Câu 4: (2,5 điểm) Cho mạch điện như hình 3. Biết U0 = 18 V, R0 là điện trở, biến trở có điện trở toàn phần là R. Khi di chuyển con chạy C của biến trở từ M đến N, ta thấy ampe kế chỉ giá trị lớn nhất 3 A và giá trị nhỏ nhất 1 A. Ampe kế có điện trở không dáng kể, bỏ qua điện trở của dây nối. Xác định giá trị của R0 và R.

Câu 5: (3,0 điểm) Bên trái thấu kính hội tụ tiêu cự f có đặt một màn chắn vuông góc với trục chính của thấu kính và cách thấu kính . Trên màn có khoét một lỗ tròn đường kính 2 cm có tâm nằm trên trục chính thấu kính. Bên phải thấu kính đặt một gương phẳng vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính  với mặt phản xạ của gương hướng về phía thấu kính. Chiếu chùm sáng song song với trục chính đi qua lỗ tròn tới thấu kính. Vẽ đường đi của chùm tia qua hệ trên và tính kích thước của vệt sáng trên màn.
Câu 6: (3,0 điểm) Trên hình 4, S là nguồn sáng điểm và S1 là ảnh thật của nó qua thấu kính hội tụ, F là tiêu điểm chính của thấu kính. Biết SF =  và SS1 = L. Xác định vị trí của thấu kính và tiêu cự của thấu kính. Chú ý: không sử dụng công thức thấu kính.

----------------------------- Hết -----------------------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh:...............................................................Số báo danh: .............................
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Mạnh Hùng
Dung lượng: 66,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)