De thi hsg

Chia sẻ bởi Đỗ Trần Minh Hiếu | Ngày 14/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: de thi hsg thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:


LỰC – KHỐI LƯỢNG
I./ Lực:
1. Định nghĩa: Lực là đại lượng gây nên tác dụng của vật này lên vật khác làm thay đổi vận tốc của vật hoặc làm cho vật biến dạng.
2. Đơn vị: Niutơn (N)
3. Cách đo: dùng lực kế
4. Hai lực cân bằng: là hai lực có cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều, độ lớn bằng nhau.
5. Khi vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng (hay không có lực tác dụng lên vật), nếu vật đứng yên thì đứng yên mãi; nếu vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.
6. Các loại lực thường gặp:
a) Trọng lực: là lực hút của Trái đất lên một vật.
Có điểm đặt tại tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều hướng xuống dưới.
b) Lực đàn hồi: là lực xuất hiện khi lò xo hoặc bất kỳ vật nào biến dạng gây ra.
c) Lực ma sát: là lực sinh ra khi một vật chuyển động trên mặt một vật khác và hướng ngược với chiều chuyển động.
d) Lực đẩy Acsimet: là lực do chất lỏng hoặc chất khí tác dụng lên vật nhúng trong đó, hướng từ dưới lên.
Công thức: FA = d.V
FA: lực đẩy Acsimets của chất lỏng (hay chất khí) tác dụng lên vật (N)
d: trọng lượng riêng của chất lỏng (hay chất khí) (N/m3)
V: thể tích chất lỏng (hay chất khí) bị vật chiếm chỗ (m3)
7. Tổng hợp lực:
a) Hai lực cùng phương: bằng tổng đại số các độ lớn của các lực.
b) Hai lực không cùng phương: lực tổng hợp là đường chéo của hình bình hành tạo bởi 2 lực đó.

II./ Khối lượng – Khối lượng riêng:
1. Khối lượng:
a) Ký hiệu: m
b) Đơn vị: kg
c) Cách đo: dùng cân.

2. Khối lượng riêng: là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
a) Ký hiệu: D
b) Đơn vị: kg/m3 (hoặc g/cm3 ). Biết 1000kg/m3 = 1g/cm3
c) Công thức: 

3. Trọng lượng: là độ lớn của trọng lực.
a) Ký hiệu: P
b) Đơn vị: N (Niutơn)
c) Công thức: P = 10. m m = 1kg => P = 10N

4. Trọng lượng riêng: là trọng lượng của một đơn vị thể tích chất đó
a) Ký hiệu: d
b) Đơn vị: N/m3
c) Công thức: 

ÁP SUẤT – CÔNG – CÔNG SUẤT – HIỆU SUẤT

I./ Áp suất chất rắn:
1) Định nghĩa: là độ lớn của áp lực lên một đơn vị diện tích bị ép.
2) Công thức: 
F: áp lực (N) S: diện tích bị ép (m2) p: áp suất chất rắn (N/m2 = Pa)

II./ Áp suất khí quyển:
1) Nguyên nhân: do không khí có trọng lượng.
2) Tính chất: áp suất khí quyển tác dụng theo mọi hướng.
3) Cách đo: dùng khí áp kế.
4) Đơn vị: cm/Hg hay mm/Hg

III./ Áp suất chất lỏng:
1) Nguyên nhân: do chất lỏng linh động và có trọng lượng
2) Định luật Pascan: áp suất tác dụng lên chất lỏng (hay khí) đựng trong bình kín được chất lỏng (hay khí) truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.
3) Tính chất:
a) Chất lỏng gây ra áp suất ở trong lòng nó lên cả đáy và thành bình.
b) Ở cùng một độ sâu trong lòng chất lỏng, áp suất bằng nhau theo mọi hướng
c) Áp suất tăng theo độ sâu và trọng lượng riêng của chất lỏng
4) Công thức: P = h . d
P: áp suất chất lỏng (hay khí) (N/m2)
h: chiều cao cột chất lỏng (m)
d: trọng lượng riêng của chất lỏng (hay khí) (N/m3)

IV./ Công:
1) Định nghĩa: Khi có một lực tác dụng lên vật làm vật chuyển động theo phương của lực, ta nói lực đó đã thực hiện một công.
2) Công thức: A = F . s
A: Công (J) F: lực tác dụng (N) s: quãng đường di chuyển (m)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Trần Minh Hiếu
Dung lượng: 60,73KB| Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)