Đề thi HSG

Chia sẻ bởi Lê Văn Thanh | Ngày 12/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÔNG HÀ
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN LỚP 9
Thời gian: 150 phút
*********************

A- Tiếng Việt – Văn:
Câu 1: (1.0 điểm)
Phân tích giá trị tu từ của dấu phẩy trong đoạn văn sau:
“Người ta nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ những nét mặt yêu thương, nhớ những con đường đã đi về năm trước…Người ta nhớ heo may giếng vàng, nhớ cà mè rau rút, nhớ trăng bạc chén vàng”. (Thương nhớ mười hai-Vũ Bằng)
Câu 2: (3.0 điểm)
Phần cuối của tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” được tác giả xây dựng bằng một loạt các yếu tố kì ảo.
Hãy phân tích ý nghĩa của các chi tiết nghệ thuật đó.
B- Tập làm văn: (6.0 điểm)
Phân tích số phận Thuý Kiều qua các đoạn trích đã học và qua tác phẩm truyện Kiều để chứng tỏ đời nàng là “Một cung gió thảm mưa sầu”

Đáp án và biểu điểm

A- Tiếng việt – Văn:
Câu 1:
- Dấu phẩy khi dồn dập, khi dàn trải tạo một giọng điệu lúc da diết gấp gáp, lúc lắng đọng nhẹ nhàng.Tất cả diễn tả niềm nhớ thương, thổn thức cứ ăm ắp, cứ trào tuôn không kìm giữ được. Đó là cảm xúc chất chứa trong nỗi lòng của người con đi xa hướng về quê hương đất Bắc.
Câu 2: Viết bài văn ngắn
a- Giới thiệu sơ lược về Nguyễn Dữ, “Truyền kì mạn lục” và “Chuyện người con gái Nam Xương” - 0,5 điếm
b- Nêu được các yếu tố kì ảo ở phần cuối tác phẩm - 0,5 điểm
c- Phân tích ý nghĩa các chi tiết ấy - 2.0 điểm
- Tạo nên sự hấp dẫn kì lạ không thể thiếu cho thể loại truyền kì. Sự kết hợp đan xen giữa yếu tố li kì và yếu tố thực làm cho yếu tố kì ảo trở nên gắn bó với cuộc đời hơn tăng độ tin cậy, cuốn hút người đọc.
- Thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng của tác giả: Minh oan, chiêu tuyết cho Vũ Nương, làm hoàn thiện thêm vẻ đẹp của người Vũ Nương.
- Thể hiện khát vọng muôn đời của nhân dân về một kết thúc có hậu
- Tăng ý nghĩa tố cáo; Xã hội phong kiến không có chỗ cho những người phụ nữ như Vũ Nương
B- Tập làm văn: (6.0 điểm)
Cụ thể từng phần

1- Mở bài: HS có thể bằng nhiều cách
- Từ thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến
- Từ cách giới thiệu tác giả, tác phẩm Truyện Kiều
- Có thể mượn thơ Tố Hữu: Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong đục cánh bèo lênh đênh
Ngổn ngang bên nghĩa bên tình
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao
2- Thân bài: HS cần trình bày được một số ý sau
- Nói qua về hoàn cảnh gia đình Kiều và khi Kiều còn ở với cha mẹ
- Kiều gặp Kim Trọng -> Tình yêu chớm nở
- Gia đình Kiều bị oan -> Kiều phải bán mình cứu cha và em -> Tình yêu đầu đời đẹp, trong trắng bị tan vỡ.
- Kiều rơi vào tay Mã Giám Sinh, biết bị lừa nàng đã tự vẫn
- Kiều bị đưa vào Lầu Ngưng Bích -> gặp Sở Khanh, buộc phải làm kỹ nữ
- Kiều được Thúc Sinh cứu nhưng bị Hoạn Thư hành hạ
- Kiều rơi vào tay Bạc Bà vào lầu xanh lần 2
- Kiều được Từ Hải cứu và làm vợ nhưng nàng lại bị Hồ Tôn Hiến lừa và nàng tự xem mình như là kẻ giết chồng. Kiều bị Hồ Tốn Hiến làm nhục, ép gả cho một viên thổ quan.
-> Có thể nói, nàng đã lâm vào tình cảnh: “Hết nạn nọ đến nạn kia”. Nàng bị biến thành một món hàng; Bị Hoạn Thư dày vò về tình cảm (bắt gảy đàn hầu rượu); Nàng bị đánh đập tàn nhẫn, bị dày vò chà đạp về nhân phẩm.
* HS cần đưa được các dẫn chứng để minh hoạ (Lấy thơ từ trong tác phẩm)
3- Kết luận: Tổng hợp, khái quát về những vấn đề đã nêu ở thân bài, khẳng định nỗi khổ đau trong cuộc đời Kiều.
Đau đơn thay phận đàn bà
Hỡi ôi thân ấy biết là mấy thân
- Liên hệ với người phụ nữ hôm nay (ngắn gọn)
Biểu điểm:
1- Về nội dung:
- Phần mở bài: (0,75 điểm): Học sinh viết có sáng tạo, gây ấn tượng, đảm bảo đúng với yêu cầu đã nêu.
- Phần thân bài: (4,5 điểm): Học sinh trình bày đầy đủ các ý
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Thanh
Dung lượng: 47,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)