Đề thi_HSG
Chia sẻ bởi Đinh Hữu Trường |
Ngày 12/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Đề thi_HSG thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT CƯMGAR
TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể giao đề)
Câu 1: ( 2 điểm)
Phân biệt phương châm cách thức và phương châm quan hệ.
Cho biết các thành ngữ sau liên quan đến các phương châm hội thoại nào?
Nói có đầu có đũa.
Đánh trống lảng.
Nói bóng nói gió.
Nửa úp nửa mở.
Câu 2 : ( 3 điểm)
Hãy chỉ tên và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thế vỏ”
( Quê hương- Tế Hanh)
Câu 3: (3 điểm)
Nêu lí do dẫn đến bi kịch oan khuất mà Vũ Nương phải gánh chịu. Em có suy nghĩ gì về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Câu 4: ( 12 điểm)
Từ lời căn dặn của Bác Hồ trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” Hãy nêu suy nghĩ của em về tuổi trẻ và tương lai của đất nước.
-----------------------------HẾT-------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Năm học: 2014- 2015
MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
Phân biệt sự khác nhau giữa phương châm cách thức và phương châm quan hệ.
( 1 điểm)
Phương châm cách thức là phương châm yêu cầu những người tham gia hội thoại nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.
Phương châm quan hệ là phương châm yêu cầu người tham gia hội thoại phải nói những điều có liên quan đến đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
Các thành ngữ trên liên quan đến các phương châm hội thoại:
Nói có đầu có đũa; Nửa úp nửa mở: phương châm cách thức.(0,5 điểm)
Đánh trống lảng; Nói bóng nói gió: phương châm quan hệ. .(0,5 điểm)
Câu 2: (3 điểm)
- Học sinh chỉ ra được biện pháp tu từ được Tế Hanh sử dụng ở hai câu thơ: nhân hóa.(0,5đ)
- Chỉ ra được các từ được sử dụng để nhân hoá chiếc thuyền: im, mỏi, trở về, nằm, nghe. (0,5đ)
- Giá trị của biện pháp nhân hoá: ( 2 đ)
+ Biến con thuyền vô tri vô giác trở nên sống động, có hồn như con người.
+ Các từ: “ im, mỏi, trở về, nằm” cho ta cảm giác được giây lát nghỉ ngơi, thư giãn của con thuyền, giống như con người, sau một chuyến ra khơi vất vả, cực nhọc trở về.
+ Từ “ nghe” gợi cảm nhận con thuyền như một cơ thể sống, nhận biết được chất muối của biển đang ngấm dần, lặn dần vào da thịt của mình và cũng giống như con người từng trải, với con thuyền vị muối càng ngấm vào nó bao nhiêu, nó như càng dày dạn lên bấy nhiêu.
+ Tác giả miêu tả con thuyền, nói về con thuyền chính là để nói về người dân chài biển ở khía cạnh vất vả, cực nhọc, từng trải trong cuộc sống hàng ngày. Ở đây hình ảnh con thuyền đồng nhất với cuộc đời, cuộc sống của người dân chài vùng biển.
Câu 3: (3 điểm)
* Lí do dẫn đến bi kịch oan khuất mà Vũ Nương phải gánh chịu. ( 1,5 điểm)
- Sự vô tình của đứa con.
- Sự cả ghen đến mù quáng của Trương Sinh.
- Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm cho đôi vợ chồng trẻ phải xa nhau, khiến cho một người chồng cả ghen như Trương Sinh chỉ cần một nguyên cớ không rõ ràng là hắc hủi, đánh đuổi vợ. Đây là nguyên nhân sâu xa tạo nên bi kịch của Vũ Nương.
* Suy nghĩ về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.( 1,5 điểm)
- Số phận bị ruồng rẫy, hắt hủi.
- Luôn bị đối xử bất công và tàn bạo, phải tìm đến cái chết oan uổng và đầy đau xót.
* Lưu ý: Điểm tối đa cho những học sinh viết thành văn
Câu 4: (12 điểm)
1/
TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể giao đề)
Câu 1: ( 2 điểm)
Phân biệt phương châm cách thức và phương châm quan hệ.
Cho biết các thành ngữ sau liên quan đến các phương châm hội thoại nào?
Nói có đầu có đũa.
Đánh trống lảng.
Nói bóng nói gió.
Nửa úp nửa mở.
Câu 2 : ( 3 điểm)
Hãy chỉ tên và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thế vỏ”
( Quê hương- Tế Hanh)
Câu 3: (3 điểm)
Nêu lí do dẫn đến bi kịch oan khuất mà Vũ Nương phải gánh chịu. Em có suy nghĩ gì về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Câu 4: ( 12 điểm)
Từ lời căn dặn của Bác Hồ trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” Hãy nêu suy nghĩ của em về tuổi trẻ và tương lai của đất nước.
-----------------------------HẾT-------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Năm học: 2014- 2015
MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
Phân biệt sự khác nhau giữa phương châm cách thức và phương châm quan hệ.
( 1 điểm)
Phương châm cách thức là phương châm yêu cầu những người tham gia hội thoại nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.
Phương châm quan hệ là phương châm yêu cầu người tham gia hội thoại phải nói những điều có liên quan đến đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
Các thành ngữ trên liên quan đến các phương châm hội thoại:
Nói có đầu có đũa; Nửa úp nửa mở: phương châm cách thức.(0,5 điểm)
Đánh trống lảng; Nói bóng nói gió: phương châm quan hệ. .(0,5 điểm)
Câu 2: (3 điểm)
- Học sinh chỉ ra được biện pháp tu từ được Tế Hanh sử dụng ở hai câu thơ: nhân hóa.(0,5đ)
- Chỉ ra được các từ được sử dụng để nhân hoá chiếc thuyền: im, mỏi, trở về, nằm, nghe. (0,5đ)
- Giá trị của biện pháp nhân hoá: ( 2 đ)
+ Biến con thuyền vô tri vô giác trở nên sống động, có hồn như con người.
+ Các từ: “ im, mỏi, trở về, nằm” cho ta cảm giác được giây lát nghỉ ngơi, thư giãn của con thuyền, giống như con người, sau một chuyến ra khơi vất vả, cực nhọc trở về.
+ Từ “ nghe” gợi cảm nhận con thuyền như một cơ thể sống, nhận biết được chất muối của biển đang ngấm dần, lặn dần vào da thịt của mình và cũng giống như con người từng trải, với con thuyền vị muối càng ngấm vào nó bao nhiêu, nó như càng dày dạn lên bấy nhiêu.
+ Tác giả miêu tả con thuyền, nói về con thuyền chính là để nói về người dân chài biển ở khía cạnh vất vả, cực nhọc, từng trải trong cuộc sống hàng ngày. Ở đây hình ảnh con thuyền đồng nhất với cuộc đời, cuộc sống của người dân chài vùng biển.
Câu 3: (3 điểm)
* Lí do dẫn đến bi kịch oan khuất mà Vũ Nương phải gánh chịu. ( 1,5 điểm)
- Sự vô tình của đứa con.
- Sự cả ghen đến mù quáng của Trương Sinh.
- Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm cho đôi vợ chồng trẻ phải xa nhau, khiến cho một người chồng cả ghen như Trương Sinh chỉ cần một nguyên cớ không rõ ràng là hắc hủi, đánh đuổi vợ. Đây là nguyên nhân sâu xa tạo nên bi kịch của Vũ Nương.
* Suy nghĩ về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.( 1,5 điểm)
- Số phận bị ruồng rẫy, hắt hủi.
- Luôn bị đối xử bất công và tàn bạo, phải tìm đến cái chết oan uổng và đầy đau xót.
* Lưu ý: Điểm tối đa cho những học sinh viết thành văn
Câu 4: (12 điểm)
1/
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Hữu Trường
Dung lượng: 57,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)