Đề thi HSG 2014-2015
Chia sẻ bởi Trẩn Tấn Đức |
Ngày 12/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG 2014-2015 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 VÒNG HUYỆN
HUYỆN PHÚ QUỐC NĂM HỌC: 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3 điểm) Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
( Nguyễn Dữ- Chuyện người con gái Nam Xương)
a- Những từ xưng hô in đậm trong đoạn văn trên có cùng chỉ một người không? Đó là ai?
b- Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
c- Theo em, có nên đổi vị trí của các từ, cụm từ “ kẻ bạc mệnh này” và “ thiếp” cho nhau không? Vì sao?
Câu 2: (3 điểm) Hãy phân tích giá trị của nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong hai câu thơ cuối của đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
( Thanh Hải- Mùa xuân nho nhỏ)
Câu 3: (4 điểm)Viết một đoạn văn nghị luận ( khoảng 15 đến 20 dòng) nêu suy nghĩ của em về thái độ sống “ ân nghĩa thủy chung” được gợi ra từ bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
Câu 4: (10 điểm) Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M.Gorki có viết: Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới.
Em hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.
……………Hết……………
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 VÒNG HUYỆN
NĂM HỌC: 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1:
a- Những từ ngữ in đậm cùng chỉ nhân vật Vũ Nương, là lời xưng hô của Vũ Nương. (1điểm)
b- Các câu trong đoạn văn liên kết bằng phép thế ( từ thiếp ở câu 2 thay cho kẻ bạc mệnh này ở câu 1) và phép nối (từ nhược bằng ở câu 3) (1 điểm)
c- Không nên đổi vị trí hai từ vì: xưng là “ kẻ bạc phận này”,Vũ Nương đặt mình trong việc “ duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ” nên thể hiện tâm sự xót xa, đau đớn. Còn “ thiếp” đi với “ đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng” thì gợi được sự trang trọng, đằm thắm. (1 điểm)
Câu 2: Ở đoạn thơ trên, cảm xúc của nhà thơ Thanh Hải trước cảnh mùa xuân của thiên nhiên được miêu tả tập trung ở hai câu thơ cuối. Nhà thơ đưa tay “hứng” từng giọt âm thanh của tiếng chim. Ở đây, có sự chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh ( cảm nhận được bằng thính giác) bỗng chuyển thành từng giọt ( có hình khối, cảm nhận được bằng thị giác), rồi từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc có thể cảm nhận được bằng cả xúc giác ( tôi đưa tay tôi hứng). Vậy nên, nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã giúp nhà thơ bày tỏ niềm say mê, hứng khởi, ngất ngây của mình trước vẻ đẹp mời gọi của thiên nhiên, đất trời nơi xứ Huế mộng mơ lúc mùa xuân tràn về. (3 điểm)
Câu 3: Học sinh viết đoạn văn với các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu vấn đề được gợi từ bài thơ: Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy như một bức thông điệp gởi tới người đọc: được sống trong cảnh hòa bình, nhớ đừng quên những hi sinh mất mát, những nghĩa tình sâu nặng của thiên nhiên, của đồng đội, của nhân dân trong chiến tranh. Đó chính là thái độ sống thủy chung với quá khứ, cội nguồn và với chính mình, là một cách sống đẹp đã và đang được phát huy trong cuộc sống ngày nay.( 2 điểm)
- Nêu một số biểu hiện về lối sống đẹp ( trong cuộc sống, trong sách báo và tác phẩm văn học …) ( 1 điểm)
- Nêu suy nghĩ, nhận thức, hành động của bản thân
HUYỆN PHÚ QUỐC NĂM HỌC: 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3 điểm) Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
( Nguyễn Dữ- Chuyện người con gái Nam Xương)
a- Những từ xưng hô in đậm trong đoạn văn trên có cùng chỉ một người không? Đó là ai?
b- Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
c- Theo em, có nên đổi vị trí của các từ, cụm từ “ kẻ bạc mệnh này” và “ thiếp” cho nhau không? Vì sao?
Câu 2: (3 điểm) Hãy phân tích giá trị của nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong hai câu thơ cuối của đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
( Thanh Hải- Mùa xuân nho nhỏ)
Câu 3: (4 điểm)Viết một đoạn văn nghị luận ( khoảng 15 đến 20 dòng) nêu suy nghĩ của em về thái độ sống “ ân nghĩa thủy chung” được gợi ra từ bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
Câu 4: (10 điểm) Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M.Gorki có viết: Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới.
Em hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.
……………Hết……………
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 VÒNG HUYỆN
NĂM HỌC: 2014-2015
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1:
a- Những từ ngữ in đậm cùng chỉ nhân vật Vũ Nương, là lời xưng hô của Vũ Nương. (1điểm)
b- Các câu trong đoạn văn liên kết bằng phép thế ( từ thiếp ở câu 2 thay cho kẻ bạc mệnh này ở câu 1) và phép nối (từ nhược bằng ở câu 3) (1 điểm)
c- Không nên đổi vị trí hai từ vì: xưng là “ kẻ bạc phận này”,Vũ Nương đặt mình trong việc “ duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ” nên thể hiện tâm sự xót xa, đau đớn. Còn “ thiếp” đi với “ đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng” thì gợi được sự trang trọng, đằm thắm. (1 điểm)
Câu 2: Ở đoạn thơ trên, cảm xúc của nhà thơ Thanh Hải trước cảnh mùa xuân của thiên nhiên được miêu tả tập trung ở hai câu thơ cuối. Nhà thơ đưa tay “hứng” từng giọt âm thanh của tiếng chim. Ở đây, có sự chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh ( cảm nhận được bằng thính giác) bỗng chuyển thành từng giọt ( có hình khối, cảm nhận được bằng thị giác), rồi từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc có thể cảm nhận được bằng cả xúc giác ( tôi đưa tay tôi hứng). Vậy nên, nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã giúp nhà thơ bày tỏ niềm say mê, hứng khởi, ngất ngây của mình trước vẻ đẹp mời gọi của thiên nhiên, đất trời nơi xứ Huế mộng mơ lúc mùa xuân tràn về. (3 điểm)
Câu 3: Học sinh viết đoạn văn với các ý cơ bản sau:
- Giới thiệu vấn đề được gợi từ bài thơ: Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy như một bức thông điệp gởi tới người đọc: được sống trong cảnh hòa bình, nhớ đừng quên những hi sinh mất mát, những nghĩa tình sâu nặng của thiên nhiên, của đồng đội, của nhân dân trong chiến tranh. Đó chính là thái độ sống thủy chung với quá khứ, cội nguồn và với chính mình, là một cách sống đẹp đã và đang được phát huy trong cuộc sống ngày nay.( 2 điểm)
- Nêu một số biểu hiện về lối sống đẹp ( trong cuộc sống, trong sách báo và tác phẩm văn học …) ( 1 điểm)
- Nêu suy nghĩ, nhận thức, hành động của bản thân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trẩn Tấn Đức
Dung lượng: 41,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)