Đề thi HSG 2010-2011
Chia sẻ bởi Trẩn Tấn Đức |
Ngày 12/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG 2010-2011 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
UBND HUYỆN PHÚ QUỐC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2010 - 2011
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4 điểm)
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu,
Chân mây mặt đất mọt màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.
(Trích đoạn Kiều ở Lầu Ngưng Bích trong truyện Kiều – Nguyễn Du)
Xác định các biện pháp tu từ được thiên tài Nguyễn Du dùng trong đoạn trích trên?
Cho biết tác dụng của các biện pháp đó?
Câu 2: (3 điểm)
Với chủ đề: “ Chiến tranh phi nghĩa là một tội ác”.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 đến 10 câu) để triển khai ý của câu chủ đề trên theo lối tổng hợp - phân tích - tổng hợp.
Câu 3: (3 điểm)
Hãy tách phần văn bản sau đây ra thành 3 đoạn văn và nêu ý chính của mỗi đoạn văn và cho biết em dựa trên cơ sở nào để tách thành các đoạn văn đó.
Hòn Gai vào những buổi sáng sớm thật là nhộn nhịp. Khi tiếng còi tầm vừa cất lên, những chiếc xe bò tót cao to chở thợ lò lên tầng, vào lò, tiếng còi bíp bíp inh ỏi…Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến tàu hay cảng mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa…Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạnh, vẩy xám hoa đen lốm đốm.
Câu 4: (10 điểm)
Trước thềm năm mới, em có suy nghĩ gì về nếp sống đẹp của nhân dân ta hiện nay là trồng cây để bảo vệ môi trường qua lời kêu gọi của Bác Hồ :
“Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.”
…………….Hết………………..
UBND HUYỆN PHÚ QUỐC ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2010 - 2011
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: 4 điểm (Ý 1: 3 điểm, Ý 2: 1 điểm)
*Các biện pháp tu từ được thiên tài Nguyễn Du dùng trong đoạn trích dùng trong đoạn thơ:
1. Điệp từ: “Buồn trông” (4 lần). (0.5 điểm)
2.Câu hỏi tu từ: (0,5 điểm)
- Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
- Hoa trôi man mác biết là về đâu?
3. Nhân hóa: (0,5 điểm)
- Hoa trôi man mác …
- Nội cỏ dầu dầu …
- Gió cuốn mặt duềnh …
- Tiếng sóng kêu …
4. Đổi trật tự cú pháp: (0,5 điểm)
- Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
(Kiểm chứng: Xa xa thuyền ai thấp thoáng cánh buồm? )
- Hoa trôi man mát biết là về đâu ?
(Kiểm chứng: Man mác hoa trôi biết là về đâu?)
- Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
(Kiểm chứng: Chân mây mặt đất xanh xanh một màu )
- Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
(Kiểm chứng: Tiếng sóng ầm ầm kêu quanh ghế ngồi).
*Tác dụng: (2 điểm)
Tất cả các biện pháp nghệ thuật ở trên được thiên tài Nguyễn Du phối hợp rất tài hoa, điêu luyện mà vừa biểu đạt được vẻ đẹp của ngoại cảnh một cách tinh tế, chính xác, sống động, vừa biểu đạt tâm cảnh-nội tâm-đa dạng, phức tạp của nhân vật Thúy Kiều. Qua đây đã làm nổi bật một tiếng kêu đến đứt ruột, một lời tố cáo đanh thép cái xã hội bất công, phi nghĩa đã cướp đoạt quyền sống, quyền hạnh phúc của Thúy Kiều, đã xô đẩy Kiều và ngõ cụt không lối thoát, vào đêm tối mênh mông của cuộc đời.
Câu 2: (3 điểm)
Học sinh viết được đoạn văn trong từ 8 đến 10 câu , theo kết cấu Tổng- phân- hợp. Phần thân đoạn, có thể lấy tư liệu dẫn chứng từ các văn bản:” Chuyện người con gái Nam Xương”, “Chiếc lược ngà”… hậu quả thực tế sau chiến tranh( thành phố, làng mạc, thiên nhiên, con người…)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2010 - 2011
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4 điểm)
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu,
Chân mây mặt đất mọt màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.
(Trích đoạn Kiều ở Lầu Ngưng Bích trong truyện Kiều – Nguyễn Du)
Xác định các biện pháp tu từ được thiên tài Nguyễn Du dùng trong đoạn trích trên?
Cho biết tác dụng của các biện pháp đó?
Câu 2: (3 điểm)
Với chủ đề: “ Chiến tranh phi nghĩa là một tội ác”.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 đến 10 câu) để triển khai ý của câu chủ đề trên theo lối tổng hợp - phân tích - tổng hợp.
Câu 3: (3 điểm)
Hãy tách phần văn bản sau đây ra thành 3 đoạn văn và nêu ý chính của mỗi đoạn văn và cho biết em dựa trên cơ sở nào để tách thành các đoạn văn đó.
Hòn Gai vào những buổi sáng sớm thật là nhộn nhịp. Khi tiếng còi tầm vừa cất lên, những chiếc xe bò tót cao to chở thợ lò lên tầng, vào lò, tiếng còi bíp bíp inh ỏi…Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến tàu hay cảng mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm ướt át như cánh chim trong mưa…Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá. Những con cá song khỏe, vớt lên hàng giờ vẫn giãy đành đạnh, vẩy xám hoa đen lốm đốm.
Câu 4: (10 điểm)
Trước thềm năm mới, em có suy nghĩ gì về nếp sống đẹp của nhân dân ta hiện nay là trồng cây để bảo vệ môi trường qua lời kêu gọi của Bác Hồ :
“Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.”
…………….Hết………………..
UBND HUYỆN PHÚ QUỐC ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2010 - 2011
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: 4 điểm (Ý 1: 3 điểm, Ý 2: 1 điểm)
*Các biện pháp tu từ được thiên tài Nguyễn Du dùng trong đoạn trích dùng trong đoạn thơ:
1. Điệp từ: “Buồn trông” (4 lần). (0.5 điểm)
2.Câu hỏi tu từ: (0,5 điểm)
- Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
- Hoa trôi man mác biết là về đâu?
3. Nhân hóa: (0,5 điểm)
- Hoa trôi man mác …
- Nội cỏ dầu dầu …
- Gió cuốn mặt duềnh …
- Tiếng sóng kêu …
4. Đổi trật tự cú pháp: (0,5 điểm)
- Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
(Kiểm chứng: Xa xa thuyền ai thấp thoáng cánh buồm? )
- Hoa trôi man mát biết là về đâu ?
(Kiểm chứng: Man mác hoa trôi biết là về đâu?)
- Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
(Kiểm chứng: Chân mây mặt đất xanh xanh một màu )
- Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
(Kiểm chứng: Tiếng sóng ầm ầm kêu quanh ghế ngồi).
*Tác dụng: (2 điểm)
Tất cả các biện pháp nghệ thuật ở trên được thiên tài Nguyễn Du phối hợp rất tài hoa, điêu luyện mà vừa biểu đạt được vẻ đẹp của ngoại cảnh một cách tinh tế, chính xác, sống động, vừa biểu đạt tâm cảnh-nội tâm-đa dạng, phức tạp của nhân vật Thúy Kiều. Qua đây đã làm nổi bật một tiếng kêu đến đứt ruột, một lời tố cáo đanh thép cái xã hội bất công, phi nghĩa đã cướp đoạt quyền sống, quyền hạnh phúc của Thúy Kiều, đã xô đẩy Kiều và ngõ cụt không lối thoát, vào đêm tối mênh mông của cuộc đời.
Câu 2: (3 điểm)
Học sinh viết được đoạn văn trong từ 8 đến 10 câu , theo kết cấu Tổng- phân- hợp. Phần thân đoạn, có thể lấy tư liệu dẫn chứng từ các văn bản:” Chuyện người con gái Nam Xương”, “Chiếc lược ngà”… hậu quả thực tế sau chiến tranh( thành phố, làng mạc, thiên nhiên, con người…)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trẩn Tấn Đức
Dung lượng: 42,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)