De thi HS gioi tinh
Chia sẻ bởi Đõ Thị Yến |
Ngày 12/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: de thi HS gioi tinh thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
UBND HUYỆN KRÔNG NĂNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Năm học: 2009 - 2010
((( Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1 (5 điểm): Phân tích các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Tiếng chim vách núi nhỏ dần,
Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa.
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa,
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
(Đêm Côn Sơn - Trần Đăng Khoa)
Câu 2 (5 điểm): Suy nghĩ của em về hình ảnh “Đầu súng trăng treo” ở cuối bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
Câu 3 (10 điểm): Em hãy tưởng tượng mình có một cuộc gặp gỡ, trò chuyện thật thú vị với nhân vật anh thanh niên sống trên đỉnh núi Yên Sơn trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
Hãy kể lại cuộc gặp gỡ thú vị đó và phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên.
..................Hết..................
Họ tên thí sinh :………………………………SBD……………..
Giám thị 1 Giám thị 2
UBND HUYỆN KRÔNG NĂNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2009 - 2010
((( Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 150 phút
HƯỚNG DẪN - BIỂU ĐIỂM CHẤM
Câu 1(5 điểm): Hs chỉ ra được các biện pháp tu từ được sử dụng trong mỗi câu thơ và phân tích:
Tiếng chim vách núi nhỏ dần
Nghệ thuật đảo ngữ: từ “vách núi” được đặt lên trước “nhỏ dần” tạo nên sự hài hoà, đăng đối cho câu thơ đồng thời gợi không gian bao la, tĩnh lặng trong đêm ở Côn Sơn. Ta cảm nhận được sự nhỏ bé, cô đơn, lẻ loi của tiếng chim trước sự hùng vĩ của thiên nhiên, núi rừng (1 điểm).
Rì rầm tiếng suối khi gần, khi xa
Nghệ thuật đảo ngữ: từ láy “rì rầm” được đặt lên trước từ “tiếng suối” tạo nên âm điệu dìu dặt, nhịp nhàng, nhấn mạnh âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu của tiếng suối lúc gần, lúc xa trong đêm vắng. Câu thơ khắc hoạ bức tranh đêm Côn Sơn vừa thơ mộng vừa huyền ảo và huyền bí (1 điểm).
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Cũng là nghệ thuật đảo ngữ: động từ “rơi” được đưa lên trước “chiếc lá đa” vừa tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ, vừa gợi tả sự vận động thật dịu nhẹ, khẽ khàng của chiếc lá (1 điểm).
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
Nghệ thuật ẩn dụ (thuộc kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác): “mỏng” chỉ đặc điểm, kích thước của sự vật (được cảm nhận bằng thị giác, xúc giác) ( “mỏng” (tiếng rơi được cảm nhận qua thính giác). Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng nghệ thuật so sánh, miêu tả trạng thái rơi của chiếc lá thật độc đáo “rơi nghiêng”, tạo ra hình ảnh thơ vừa giàu chất tạo hình vừa mang giá trị biểu cảm cao. Chiếc lá đa lìa cành không chỉ được cảm nhận bằng xúc giác, thị giác, thính giác mà bằng cả tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ (2 điểm).
Câu 2 (5 điểm): Yêu cầu hs phải nêu được những ý cơ bản sau:
-Cụm từ “Đầu súng trăng treo” ở cuối bài thơ “Đồng chí” được lấy làm nhan đề cho tập thơ cùng tên của nhà thơ không phải là sự ngẫu nhiên. Mà chính là những kí ức đẹp đẽ của tác giả và cũng là những khát vọng mãnh liệt về một đất nước hoà bình
(1 điểm).
-Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là một hình ảnh thực được phát hiện từ những đêm hành quân, phục kích của tác giả. Như lời tâm sự của nhà thơ Chính Hữu: “…Suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn; rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật” (1.5 điểm).
-Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là một phát hiện đầy lí thú, một quan sát tinh tế, thể hiện một tâm hồn lãng mạn của người lính trong gian khổ, hiểm nguy vẫn mở lòng trước thiên nhiên. Và đặt trong chỉnh thể bài thơ, bên cạnh hình ảnh “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” thì hình ảnh “Đầu súng trăng treo” còn gợi lên những liên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đõ Thị Yến
Dung lượng: 58,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)