ĐỀ THI HS GIỎI LỚP 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Như Đại | Ngày 12/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HS GIỎI LỚP 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1(4.0 điểm)
Học sinh viết được một đoạn văn theo cấu trúc quy nạp, diễn đạt trôi chảy, xác định được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của các biện pháp đó. Cụ thể:
1.Nghệ thuật (2.0 điểm)
- Hình ảnh ước lệ: Làn thu thủy nét xuân sơn ( Đôi mắt đẹp, trong sáng như nước mùa thu, lông mày đẹp, thanh thoát như nét núi mùa xuân).
- Nhân hóa: Hoa ghen, liễu hờn ( Sắc đẹp khiến thiên nhiên phải ghen tị ).
-Sử dụng điển tích: Nghiêng nước nghiêng thành ( Sắc đẹp tuyệt vời của người phụ nữ có thể làm cho người ta say mê đến nỗi mất thành, mất nước).
-Tu từ nói quá: Sắc đòi một tài đành họa hai ( Sắc đẹp chỉ có một, tài năng họa chăng có người thứ hai hơn Kiều).
2.Tác dụng của nghệ thuật:(2.0 điểm)
-Làm nổi bật cả sắc lẫn tài của Thúy Kiều đồng thời cũng dự báo số phận của nàng.
-Thái độ trân trọng trước vẻ đẹp về con người của Nguyễn Du.
-Nói lên tài năng của Nguyễn Du trong nghệ thuật tả người.
Thang điểm:
-Điểm 4.0 : đạt được các ý trên.
-Điểm 3.0 : xác định được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của các biện pháp đó , phạm một vài lỗi diễn đạt.
-Điểm 2.0: đạt được ½ các ý trên.
-Điểm 1.0 : sai nhiều lỗi diễn đạt, chưa khai thác được nhiều các chi tiết nghệ thuật.
Câu 2:( 6.0 điểm)
1.Nêu được vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện:
- Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm (…) để làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật.
- Nghệ thuật là một lĩnh vực đặc thù: Tầm vóc của người nghệ sĩ có thể được làm nên từ những yếu tố nhỏ nhất. Nhà văn lớn có khả năng sáng tạo được những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
2. Đánh giá giá trị của chi tiết “Chiếc bóng” trong “Chuyện người con gái Nam Xương”:
a. Giá trị nội dung:
- “Chiếc bóng” tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò người vợ, người mẹ. Đó là nỗi nhớ thương, sự thủy chung, ước muốn đồng nhất “xa mặt nhưng không cách lòng” với người chồng nơi chiến trận; đó là tấm lòng người mẹ muốn khỏa lấp sự trống vắng, thiếu hụt tình cảm người cha trong lòng đứa con thơ bé bỏng.
-“Chiếc bóng” là một ẩn dụ cho số phận mỏng manh của người phụ nữ trong chế độ phong kiến nam quyền. Họ có thể gặp bất hạnh bởi bất cứ một nguyên nhân vô lý nào mà không lường trước được. Vì chi tiết này, người phụ nữ hiện lên là nạn nhân của bi kịch gia đình, bi kịch xã hội.
-“Chiếc bóng” xuất hiện ở cuối tác phẩm “Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”. Khắc họa giá trị hiện thực – nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
- Chi tiết này còn là bài học về hạnh phúc muôn đời: Một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng hư ảo.
b. Giá trị nghệ thuật:
- Tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện: Chi tiết “Chiếc bóng” tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút mâu thuẩn bất ngờ, hợp lý:
+ Bất ngờ: Một lời nói của tình mẫu tử lại bị chính đứa con ngây thơ đẫy vào vòng oan nghiệt; chiếc bóng của tình chồng nghĩa vợ, thể hiện nỗi khát khao đoàn tụ, sự chung thủy son sắc lại bị chính người chồng nghi ngờ “thất tiết”.
+ Hợp lý: Mối nhân duyên khập khiễng chứa đựng mối nguy cơ tiềm ẩn (Vũ Nương kết duyên cùng Trương Sinh thất học, đa nghi, ghen tuông, độc đoán,..) cộng với cảnh ngộ chia ly bởi chiến tranh → nguy cơ tiềm ẩn bùng phát.
- Tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
- Chi tiết này còn là sự sáng tạo của Nguyễn Dữ (so với truyện cổ tích Vợ chàng Trương) tạo nên vẻ đẹp lung linh cho tác phẩm và một kết thúc tưởng như có hậu nhưng lại nhấn mạnh hơn bi kịch của người phụ nữ.
Thang điểm:
Đạt tất cả các ý trên : 6.0 điểm.
Chỉ đạt ý 2, 3 : 5.0 điểm.
Chỉ đạt ý 2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Như Đại
Dung lượng: 25,31KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)