Đề thi HS giỏi huyên 2006
Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Luân |
Ngày 12/10/2018 |
16
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HS giỏi huyên 2006 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ubnd tỉnh hải dương
sở giáo dục và đào tạo
Kỳ thi chọn học sinh giỏi năm học 2005-2006
Môn: Ngữ văn, Lớp 9 THCS
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề gồm 01 trang)
Câu 1 (2 điểm):
1) Đọc kỹ câu thơ và trả lời các câu hỏi sau:
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
(Theo Ngữ văn 9, tập 2)
a) Những ý dưới đây, ý nào nêu được nội dung của câu thơ:
- Là họat động có thực ở vùng núi cao, “người đồng mình”lao động vất vả,
cực nhọc để tồn tại.
- Niềm tự hào về sức sống bền bỉ , mạnh mẽ của quê hương.
- Khái quát về tinh thần tự tôn, ý thức bảo vệ nguồn cội, đề cao truyền thống tốt đẹp của quê hương.
b) Trong các ý trên, ý nào được hiểu theo nghĩa tường minh, ý nào được hiểu theo nghĩa hàm ý?
c) Phân tích phương thức tu từ được sử dụng trong câu thơ.
d) Trong 50 câu thơ được chọn tại Ngày thơ Việt Nam lần thứ IV (2006) có một câu thơ của Y Phương:
Người Tày mình tự đục đá kê cao quê hương (theo báo Văn nghệ số 7/2006).
Theo em viết “Người Tày mình” và “Người đồng mình” cách viết nào hay hơn? Hãy giải thích.
Câu 2 (2 điểm):
Cảm nhận của em về từ “bếp lửa” trong bài thơ cùng tên của Bằng Việt (đã học trong chương trình Ngữ văn 9).
Câu 3 (6 điểm):
Với ánh trăng (Nguyễn Duy) và Nói với con (Y Phương) hai nhà thơ muốn gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ.
Em hãy phân tích những nội dung mà Nguyễn Duy và Y Phương muốn “gửi” qua hai bài thơ trên.
**********
Họ và tên thí sinh: ...........................................Số BD: ...............................................
Giám thị số 1: .......................................... Giám thị số 2: ..............................................
Hướng dẫn chấm đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn, lớp 9 THCS
Năm học 2005-2006
Câu 1:
a) – Hoạt động có thực ở vùng núi cao, “người đồng mình”lao động vất vả,
cực nhọc để tồn tại.
- Khái quát về tinh thần tự tôn, ý thức bảo vệ nguồn cội, đề cao truyền thống tốt đẹp của quê hương. (0,5 điểm).
b) ý: họat động có thực ở vùng núi cao, “người đồng mình”lao động vất vả,
cực nhọc để tồn tại là nghĩa tường minh; ý : khái quát về tinh thần tự tôn, ý thức bảo vệ nguồn cội, đề cao truyền thống tốt đẹp của quê hương là nghĩa hàm ý (0,5 điểm)
c) Phương thức tu từ được sử dụng trong câu thơ là phương thức ẩn dụ. Từ “kê” là từ được dùng theo nghĩa chuyển Quê hương là khái niệm trừu tượng ở đây “kê” được dùng theo nghĩa chuyển khái quát tinh thần tự tôn ý thức bảo vệ nguồn cội, đề cao truyền thống tốt đẹp của quê hương. (0,5 điểm).
d) Viết “người đồng mình” câu thơ hay hơn, sức khái quát cao hơn và mang
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thành Luân
Dung lượng: 33,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)