De thi hoc sinh gioi van 8 co dap an

Chia sẻ bởi Trần Thị Thanh Nga | Ngày 11/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: de thi hoc sinh gioi van 8 co dap an thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT QUẢNG TRẠCH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8

TRƯỜNG THCS CẢNH HÓA
NĂM HỌC 2015 - 2016


Môn thi: Ngữ Văn


Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)


(Đề thi gồm có 01 trang)


Câu 1. (2,0 điểm) Cho đoạn văn sau:
Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống đất (...). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.
(Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng chính được dùng trong đoạn văn trên.
Câu 2. (8,0 điểm) Đọc câu chuyện sau:
Vết nứt và con kiến
“Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát, đặt chiếc lá ngang qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình”.
(Theo Hạt giống tâm hồn - Ý nghĩa cuộc sống)
Bằng một bài văn ngắn, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên và rút ra bài học cho bản thân.
Câu 3. (10 điểm) Có ý kiến cho rằng: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
Qua đoạn trích: Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.


Giám thị coi thi không giải thích gì thêm – SBD……………………





PHÒNG GD & ĐT QUẢNG TRẠCH
TRƯỜNG THCS CẢNH HÓA

HƯỚNG DẪN CHẤM
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Ngữ văn


Đáp án
 Điểm

Câu 1. (2,0 điểm)

- Phép tu từ chủ yếu trong đoạn văn: Phép nhân hóa (mưa, mặt đất, cây) làm cho cảnh vật được miêu tả trở nên sinh động, có hồn, gần gũi với con người. Nhờ vậy đoạn văn thể hiện triết lí sống "Uống nước nhớ nguồn"
2,0 điểm






Câu 2. (8,0 điểm)
a) Về kĩ năng:
- Viết đúng thể thức một bài văn nghị luận.
- Bố cục 3 phần cân đối, lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng.
- Diễn đạt lưu loát, dẫn chứng xác thực; liên hệ mở rộng tốt.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.
b) Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: Con người cần phải biết biến những khó khăn trở ngại trong cuộc sống thành hành trang quý giá cho ngày mai.
* Phân tích, bàn luận vấn đề:
* Ý nghĩa câu chuyện
- Chiếc lá và vết nứt: Biểu tượng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, những biến cố có thể xảy ra đến với con người bất kì lúc nào.
- Con kiến dừng lại trong chốc lát để suy nghĩ và nó quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá...: biểu tượng cho con người biết chấp nhận thử thách, biết kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình.
-> Câu chuyện ngắn gọn nhưng hàm chứa bao ý nghĩa lớn lao về cuộc sống. Con người cần phải có ý chí, nghị lực, thông minh, sáng tạo và bản lĩnh mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm; học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin.
* Bình luận
- Khẳng định câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với mỗi người trong cuộc đời.
+ Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi toan tính và dự định của con người. Vì vậy mỗi người cần phải dũng cảm đối mặt, chấp nhận thử thách để đứng vững, phải hình thành
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thanh Nga
Dung lượng: 81,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)