đề thi học sinh giỏi văn
Chia sẻ bởi Vũ Thị Thu Linh |
Ngày 17/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: đề thi học sinh giỏi văn thuộc Vật lí 7
Nội dung tài liệu:
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện
Môn: Ngữ văn – Lớp 7
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ 1
Câu 1: (2đ) Kể tên một số làn điệu ca Huế (Qua bài Ca Huế trên sông Hương) và nêu đặc điểm nổi bật của nó.
Câu 2: (1.5đ) a. Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì? Cho ví dụ?
b. Em hãy chuyển câu sau thành câu bị động:
- Người ta làm tất cả các cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
Câu 3: 2.5đ. Cho bài thơ sau:
“Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn
Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ
Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị…
Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu!
Con nghe mùa thu vọng về những yêu thương
Giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ.
Nắng mong manh đậu bên thật khẽ
Đôi vai gầy nghiêng nghiêng!
Heo may thổi xao xác trong đêm
Không gian lặng im…
Con chẳng thể chợp mắt
Mẹ trở mình trong tiếng ho thao thức
Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng”.
(Lương Đình Khoa).
a. Trình bày cảm nhận của em về các chi tiết trong bài thơ:
- Nẻo đường lặng lẽ.
- Ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu.
- Nghe mùa thu vọng về những yêu thương
- Chiều của mẹ.
- nắng mong manh.
- sương vô tình.
b. Em thử đặt đầu đề cho bài thơ.
Câu 4: (4đ). Cánh diều tuổi thơ.
Hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi huyện năm 2010-2011
Môn: Ngữ văn lớp 7
Câu 1: Nêu được một số làn điệu ca Huế có đặc điểm nổi bật:
Chèo cạn; Bài thai; Hò đưa linh: Buồn bã.
Hò giã gạo; Ru em; giã vôi; Giã điệp…: Náo nức, nồng hậu tình người.
Hò lơ; hò ô; xay lúa; hò nệm….: Gần với dân ca Nghệ tĩnh, thể hiện lòng khao khát, nối mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn huế.
Nam ai; nam bình; quả phụ, tương tư khúc; hành vân: buồn man mác, thương cảm; bi ai; vương vấn.
Tứ đại cảnh: Không vui không buồn.
Câu 2: a. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. 0.5đ
Nhằm liên kết các câu trong một đoạn văn. + VD: Nó đã làm được chiếc đèn lồng rất đẹp. Các bạn trong lớp rất thích chiếc đèn lồng ấy có thể chuyển thành: Nó đã làm được chiếc đèn lồng rất đẹp. Chiếc đèn lồng ấy được các bạn trong lớp rất thích.
Nhấn mạnh đối tượng mà mình muốn nói tới. + VD: Bố thưởng cho con chiếc cặp (Đưa bố lên đầu câu để nói về bố). Con được bố thưởng cho chiếc cặp. (Đưa con lên đầu câu để nói về con)
b. Câu “Người ta làm tất cả các cánh cửa chùa bằng gỗ lim” có thể được chuyển thành các câu bị động như sau:
- Tất cả các cánh cửa chùa đều đựơc làm bằng gỗ lim.
- Các cánh cửa chùa, tất cả đều
Môn: Ngữ văn – Lớp 7
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ 1
Câu 1: (2đ) Kể tên một số làn điệu ca Huế (Qua bài Ca Huế trên sông Hương) và nêu đặc điểm nổi bật của nó.
Câu 2: (1.5đ) a. Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì? Cho ví dụ?
b. Em hãy chuyển câu sau thành câu bị động:
- Người ta làm tất cả các cánh cửa chùa bằng gỗ lim.
Câu 3: 2.5đ. Cho bài thơ sau:
“Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn
Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ
Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị…
Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu!
Con nghe mùa thu vọng về những yêu thương
Giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ.
Nắng mong manh đậu bên thật khẽ
Đôi vai gầy nghiêng nghiêng!
Heo may thổi xao xác trong đêm
Không gian lặng im…
Con chẳng thể chợp mắt
Mẹ trở mình trong tiếng ho thao thức
Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng”.
(Lương Đình Khoa).
a. Trình bày cảm nhận của em về các chi tiết trong bài thơ:
- Nẻo đường lặng lẽ.
- Ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu.
- Nghe mùa thu vọng về những yêu thương
- Chiều của mẹ.
- nắng mong manh.
- sương vô tình.
b. Em thử đặt đầu đề cho bài thơ.
Câu 4: (4đ). Cánh diều tuổi thơ.
Hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi huyện năm 2010-2011
Môn: Ngữ văn lớp 7
Câu 1: Nêu được một số làn điệu ca Huế có đặc điểm nổi bật:
Chèo cạn; Bài thai; Hò đưa linh: Buồn bã.
Hò giã gạo; Ru em; giã vôi; Giã điệp…: Náo nức, nồng hậu tình người.
Hò lơ; hò ô; xay lúa; hò nệm….: Gần với dân ca Nghệ tĩnh, thể hiện lòng khao khát, nối mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn huế.
Nam ai; nam bình; quả phụ, tương tư khúc; hành vân: buồn man mác, thương cảm; bi ai; vương vấn.
Tứ đại cảnh: Không vui không buồn.
Câu 2: a. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. 0.5đ
Nhằm liên kết các câu trong một đoạn văn. + VD: Nó đã làm được chiếc đèn lồng rất đẹp. Các bạn trong lớp rất thích chiếc đèn lồng ấy có thể chuyển thành: Nó đã làm được chiếc đèn lồng rất đẹp. Chiếc đèn lồng ấy được các bạn trong lớp rất thích.
Nhấn mạnh đối tượng mà mình muốn nói tới. + VD: Bố thưởng cho con chiếc cặp (Đưa bố lên đầu câu để nói về bố). Con được bố thưởng cho chiếc cặp. (Đưa con lên đầu câu để nói về con)
b. Câu “Người ta làm tất cả các cánh cửa chùa bằng gỗ lim” có thể được chuyển thành các câu bị động như sau:
- Tất cả các cánh cửa chùa đều đựơc làm bằng gỗ lim.
- Các cánh cửa chùa, tất cả đều
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Thị Thu Linh
Dung lượng: 29,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)