De thi hoc sinh gioi truong 09-10VAN 9de thi hoc sinh gioi van 9.doc
Chia sẻ bởi Bùi Viết Toàn |
Ngày 12/10/2018 |
54
Chia sẻ tài liệu: de thi hoc sinh gioi truong 09-10VAN 9de thi hoc sinh gioi van 9.doc thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN ĐĂK SONG
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 9
NĂM HỌC: 2009-2010
THỜI GIAN: 150 PHÚT
I/ Phần văn – tiếng việt: (6đ)
Câu 1: (3đ)
Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Gián tiếp? So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai cách dẫn?
Câu 2: (3 đ)
Hãy tìm những yếu tố tả cảnh và tả người trong hai đoạn trích: “Chị em Thúy Kiều” và “Cảnh ngày xuân” (Truyện Kiều – Nguyễn Du)
II/ Phần tập làm văn: (14đ)
Cảm nhận của em về đoạn trích truyện: “Chiếc lược ngà” của tác giả Nguyễn Quang Sáng.
Giáo viên ra đề
Trần Thị Phương
--------------------Hết--------------------
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN ĐĂK SONG
TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 9
NĂM HỌC: 2009-2010
THỜI GIAN: 150 PHÚT
I/ Phần văn – tiếng việt: (6đ)
Câu 1: (3đ)
- Cách dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩa của người hoặc nhân vật, được đặt trong dấu ngoặc kép.
- Cách dẫn gián tiếp: Là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, không đặt trong dấu ngoặc kép.
- Điểm giống và khác nhau giữa hai cách dẫn:
+ Giống: Đều nhắc lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật.
+ Khác:
Dẫn trực tiếp
Dẫn gián tiếp
- Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật
- Đặt trong dấu ngoặc kép
- Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp.
- Không đặt trong dấu ngoặc kép.
Câu 2: (3 đ)
Các yếu tố tả cảnh và tả người trong hai đoạn trích:
a/ Tả cảnh:
- Cỏ non xanh tận chân trời
….........vài bông hoa
- Ngổn ngang gò đống kéo lên
……….tro tiền giấy bay
- Nao nao dòng nước uốn quanh
……….cuối ghềnh bắc ngang.
b/ Tả người
- Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng ............................
Hoa cười..................................
.....................tuyết nhường màu da
- Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc..........................
Làn thu thủy...........................
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.”
II/ Phần tập làm văn: (14đ)
A/ Mở bài: (2,5 đ)
- Giới thiệu tác giả tác phẩm.
- Truyện đã thể hiện thành công tình cha con sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
B/ Thân bài: (9,0 đ)
a/ Tình cảm của bé Thu đối với cha.
- Trong hai ngày đầu bé Thu không nhận ông Sáu là cha.
- Trong hai ngày tiếp theo khi nhận ra sự thật thì thái độ khác hẳn.
- Thái độ yêu quí bồng bột, sôi nổi, hồn nhiên khi bé Thu nhận ra cha của mình.
b/ Tình cảm của ông Sáu đối với con.
- Trong đợt nghỉ phép:
+ Khi con sợ hãi bỏ chạy ông Sáu hụt hẩng buồn
+ Thương con nên dù đau khổ trước sự lạnh nhạt của con ông Sáu vẫn cố chịu đựng mong con hiểu ra.
+ Khi bé Thu gọi tiếng “Ba” thì ông cảm thấy hạnh phúc tột đỉnh.
- Sau đợt nghỉ phép trở về đơn vị chiến đấu.
+ Ông Sáu đã dồn hết tình thương yêu của mình vào việc làm chiến lược ngà để tặng con.
+ Trước khi trút hơi thở cuối cùng ông đã nhờ người bạn trao cây lược cho con. Tình cha con không thể chết.
C/ Kết bài (2,5 đ)
- Câu chuyện đã khẳng định chân lý: Chiến tranh không thể hủy diệt tình cảm gia đình thiêng liêng của con người.
- Liên hệ thực tế.
Giáo viên ra đề
Trần Thị Phương
--------------------Hết--------------------
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Viết Toàn
Dung lượng: 40,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)