ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
Chia sẻ bởi Trần Quang Vinh Anh |
Ngày 12/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 150 phút
Câu 1 (2 điểm):
Vẻ đẹp của hình ảnh cánh buồm trong những câu thơ sau:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
( Tế Hanh, Quê hương, Ngữ văn 8, tập hai, NXBGD, 2005)
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
( Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD, 2005)
Câu 2 (3 điểm):
“Nhân dịp tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế... Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc.”
( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD, 2005)
Trong đoạn văn trên, anh thanh niên có nói: " Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc." Em có suy nghĩ gì về hạnh phúc được gợi ra từ lời nói của anh thanh niên?
Câu 3 (5 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) là truyện thuộc loại đọc đời nào cũng hay vì nó không phải là truyện của một thời mà là của muôn thời - chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người.
Em hiếu ý kiến trên như thế nào? Qua truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm rõ điều đó.
------------------------------Hết--------------------------------
Họ và tên thí sinh:………………………………………… Số báo danh:…………
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
Môn: Ngữ văn lớp 9 (Đề số 1)
A. Yêu cầu chung:
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0.25 điểm và không làm tròn số.
B. Yêu cầu cụ thể:
Câu 1: 2 điểm
a, Yêu cầu về kỹ năng:
- Trên cơ sở có sự hiểu biết về đoạn thơ, qua việc chỉ rõ những tín hiệu nghệ thuật đặc sắc, HS viết thành bài văn cảm thụ ngắn có bố cục 3 phần rõ ràng, trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp của hình ảnh "cánh buồm ".
- Kết hợp bình, cảm thụ về nội dung và nghệ thuật.
- Lời văn mạch lạc, giàu cảm xúc, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả.
b, Yêu cầu về kiến thức:
HS có thể có các cách làm bài khác nhau, nhưng cơ bản phải trình bày được những ý sau:
- Điểm chung trong cách thể hiện vẻ đẹp của cánh buồm: Đều mang ý nghĩa tượng trưng, đều được so sánh (trong thơ Tế Hanh), hoặc so sánh ngầm (ẩn dụ) (trong thơ Huy Cận) với những hình ảnh hoặc khái niệm trừu tượng. (0.5 điểm.)
Điểm riêng:
* Trong thơ Tế Hanh:
+ Biện pháp nghệ thuật so sánh được Tế Hanh sử dụng thành công trong câu: "Cánh buồm giương to... thâu góp gió". Nhà thơ so sánh: "Cánh buồm" với "mảnh hồn làng". -> một tâm hồn nhạy cảm, gắn bó với quê hương làng xóm. (0.25 điểm)
+ Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và kỳ vĩ, là linh hồn của quê hương …-> Sự trìu mến thiêng liêng, những hy vọng mưu sinh … của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm -> Sự tinh tế của nhà thơ. (0.5 điểm.)
* Trong thơ Huy Cận:
+ Hình ảnh ẩn dụ “Buồm trăng" được xây dựng trên sự quan sát rất thực và sự cảm nhận lãng mạn của nhà thơ Huy Cận. ( Thực: Từ xa nhìn lại, trên biển, thuyền đi vào ánh sáng của vầng trăng…> Lãng mạn: Vầng trăng trở thành cánh buồm…) (0.25 điểm.)
+ Ý thơ lạ, sáng tạo -> Đánh cá đêm vất
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 150 phút
Câu 1 (2 điểm):
Vẻ đẹp của hình ảnh cánh buồm trong những câu thơ sau:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
( Tế Hanh, Quê hương, Ngữ văn 8, tập hai, NXBGD, 2005)
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
( Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD, 2005)
Câu 2 (3 điểm):
“Nhân dịp tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế... Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc.”
( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ văn 9, tập một, NXBGD, 2005)
Trong đoạn văn trên, anh thanh niên có nói: " Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc." Em có suy nghĩ gì về hạnh phúc được gợi ra từ lời nói của anh thanh niên?
Câu 3 (5 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) là truyện thuộc loại đọc đời nào cũng hay vì nó không phải là truyện của một thời mà là của muôn thời - chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người.
Em hiếu ý kiến trên như thế nào? Qua truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm rõ điều đó.
------------------------------Hết--------------------------------
Họ và tên thí sinh:………………………………………… Số báo danh:…………
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ
Môn: Ngữ văn lớp 9 (Đề số 1)
A. Yêu cầu chung:
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt đáp án, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm bài thi có thể để lẻ đến 0.25 điểm và không làm tròn số.
B. Yêu cầu cụ thể:
Câu 1: 2 điểm
a, Yêu cầu về kỹ năng:
- Trên cơ sở có sự hiểu biết về đoạn thơ, qua việc chỉ rõ những tín hiệu nghệ thuật đặc sắc, HS viết thành bài văn cảm thụ ngắn có bố cục 3 phần rõ ràng, trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp của hình ảnh "cánh buồm ".
- Kết hợp bình, cảm thụ về nội dung và nghệ thuật.
- Lời văn mạch lạc, giàu cảm xúc, không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả.
b, Yêu cầu về kiến thức:
HS có thể có các cách làm bài khác nhau, nhưng cơ bản phải trình bày được những ý sau:
- Điểm chung trong cách thể hiện vẻ đẹp của cánh buồm: Đều mang ý nghĩa tượng trưng, đều được so sánh (trong thơ Tế Hanh), hoặc so sánh ngầm (ẩn dụ) (trong thơ Huy Cận) với những hình ảnh hoặc khái niệm trừu tượng. (0.5 điểm.)
Điểm riêng:
* Trong thơ Tế Hanh:
+ Biện pháp nghệ thuật so sánh được Tế Hanh sử dụng thành công trong câu: "Cánh buồm giương to... thâu góp gió". Nhà thơ so sánh: "Cánh buồm" với "mảnh hồn làng". -> một tâm hồn nhạy cảm, gắn bó với quê hương làng xóm. (0.25 điểm)
+ Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và kỳ vĩ, là linh hồn của quê hương …-> Sự trìu mến thiêng liêng, những hy vọng mưu sinh … của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm -> Sự tinh tế của nhà thơ. (0.5 điểm.)
* Trong thơ Huy Cận:
+ Hình ảnh ẩn dụ “Buồm trăng" được xây dựng trên sự quan sát rất thực và sự cảm nhận lãng mạn của nhà thơ Huy Cận. ( Thực: Từ xa nhìn lại, trên biển, thuyền đi vào ánh sáng của vầng trăng…> Lãng mạn: Vầng trăng trở thành cánh buồm…) (0.25 điểm.)
+ Ý thơ lạ, sáng tạo -> Đánh cá đêm vất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Quang Vinh Anh
Dung lượng: 57,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)