đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn văn
Chia sẻ bởi Đoàn Thị Tuyết |
Ngày 12/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn văn thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD & ĐT THANH SƠN
TRƯỜNG THCS VĂN MIẾU
ĐỀ THI KHẢO SÁT HSG LỚP 9
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (4,0 điểm)
Phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
(“Quê hương” – Tế Hanh”
Câu 2: (6,0 điểm)
Bài học giáo dục mà em nhận được từ câu chuyện dưới đây:
Ngọn gió và cây sồi
Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi:
- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?
Cây sồi từ tốn trả lời:
- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.
(Theo: Hạt giống tâm hồn- Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2011)
Câu 3: (10 điểm)
“Tinh thần nhân đạo trong văn học trước hết là tình yêu thương con người”
(Đặng Thai Mai – “Trên đường học tập và nghiên cứu” - NXB Văn học 1969)
Chứng minh ý kiến trên qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. (SGK, Ngữ văn 9, tập I)
- Hết -
PHÒNG GD & ĐT THANH SƠN
TRƯỜNG THCS VĂN MIẾU
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HSG L9
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút
Nội dung yêu cầu
Điểm
Câu 1: (4 điểm)
- Chỉ ra đúng biện pháp tu từ được Tế Hanh sử dụng ở hai câu thơ là biện pháp “nhân hóa”
- Chỉ ra được các từ được sử dụng để nhân hoá chiếc thuyền là các từ: “im, mỏi, trở về, nằm, nghe.”
- Giá trị của biện pháp nhân hoá ở đây:
+Biến con thuyền vô tri vô giác trở nên sống động, có hồn như con người
+ Các từ: “im, mỏi, trở về, nằm” cho ta cảm nhận được giây lát nghỉ ngơi thư dãn của con thuyền, giống như con người, sau một chuyến ra khơi vất vả, cực nhọc trở về.
+ Từ “nghe” gợi cảm nhận con thuyền như một cơ thể sống, nhận biết được chất muối của biển đang ngấm dần, lặn dần vào “da thịt” của mình; và cũng giống như con người từng trải, với con thuyền, vị muối càng ngấm vào nó bao nhiêu, nó như càng dày dạn lên bấy nhiêu.
+ Tác giả nói về con thuyền chính là để nói về người dân chài miền biển vất vả cực nhọc, từng trải trong cuộc sống hàng ngày. Ở đây, hình ảnh con thuyền đồng nhất với cuộc đời, cuộc sống của người dân chài vùng biển.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1đ
1đ
Câu 2 (6,0 điểm)
* Tóm tắt nội dung câu chuyện
0,5đ
* Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Ngọn gió: Hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, những nghịch cảnh trong cuộc sống.
- Cây sồi: Hình ảnh tượng trưng cho lòng dũng cảm, dám đối đầu, không gục ngã trước hoàn cảnh
- Ý nghĩa câu chuyện: Trong cuộc sống con người cần có lòng dũng cảm, tự tin, nghị lực và bản lĩnh vững vàng trước những khó khăn, trở ngại của cuộc sống.
1,0
* Bài học giáo dục từ câu chuyện.
- Cuộc sống luôn
TRƯỜNG THCS VĂN MIẾU
ĐỀ THI KHẢO SÁT HSG LỚP 9
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (4,0 điểm)
Phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
(“Quê hương” – Tế Hanh”
Câu 2: (6,0 điểm)
Bài học giáo dục mà em nhận được từ câu chuyện dưới đây:
Ngọn gió và cây sồi
Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi:
- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?
Cây sồi từ tốn trả lời:
- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.
(Theo: Hạt giống tâm hồn- Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2011)
Câu 3: (10 điểm)
“Tinh thần nhân đạo trong văn học trước hết là tình yêu thương con người”
(Đặng Thai Mai – “Trên đường học tập và nghiên cứu” - NXB Văn học 1969)
Chứng minh ý kiến trên qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. (SGK, Ngữ văn 9, tập I)
- Hết -
PHÒNG GD & ĐT THANH SƠN
TRƯỜNG THCS VĂN MIẾU
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HSG L9
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút
Nội dung yêu cầu
Điểm
Câu 1: (4 điểm)
- Chỉ ra đúng biện pháp tu từ được Tế Hanh sử dụng ở hai câu thơ là biện pháp “nhân hóa”
- Chỉ ra được các từ được sử dụng để nhân hoá chiếc thuyền là các từ: “im, mỏi, trở về, nằm, nghe.”
- Giá trị của biện pháp nhân hoá ở đây:
+Biến con thuyền vô tri vô giác trở nên sống động, có hồn như con người
+ Các từ: “im, mỏi, trở về, nằm” cho ta cảm nhận được giây lát nghỉ ngơi thư dãn của con thuyền, giống như con người, sau một chuyến ra khơi vất vả, cực nhọc trở về.
+ Từ “nghe” gợi cảm nhận con thuyền như một cơ thể sống, nhận biết được chất muối của biển đang ngấm dần, lặn dần vào “da thịt” của mình; và cũng giống như con người từng trải, với con thuyền, vị muối càng ngấm vào nó bao nhiêu, nó như càng dày dạn lên bấy nhiêu.
+ Tác giả nói về con thuyền chính là để nói về người dân chài miền biển vất vả cực nhọc, từng trải trong cuộc sống hàng ngày. Ở đây, hình ảnh con thuyền đồng nhất với cuộc đời, cuộc sống của người dân chài vùng biển.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1đ
1đ
Câu 2 (6,0 điểm)
* Tóm tắt nội dung câu chuyện
0,5đ
* Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Ngọn gió: Hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, những nghịch cảnh trong cuộc sống.
- Cây sồi: Hình ảnh tượng trưng cho lòng dũng cảm, dám đối đầu, không gục ngã trước hoàn cảnh
- Ý nghĩa câu chuyện: Trong cuộc sống con người cần có lòng dũng cảm, tự tin, nghị lực và bản lĩnh vững vàng trước những khó khăn, trở ngại của cuộc sống.
1,0
* Bài học giáo dục từ câu chuyện.
- Cuộc sống luôn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Thị Tuyết
Dung lượng: 86,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)