Đề thi học sinh giỏi lớp 9 của Bắc Ninh

Chia sẻ bởi Lê Văn Thịnh | Ngày 12/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Đề thi học sinh giỏi lớp 9 của Bắc Ninh thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
==========


 KÌ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TỈNH VÒNG LÝ THUYẾT
Năm học 2008 – 2009
Môn thi: Văn - THCS
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 12 tháng 02 năm 2009
==============


Câu 1 (2 điểm)
Sau nhiều năm liên tục được hướng dẫn, học tập, thực hiện chương trình sách giáo khoa mới và đổi mới phương pháp dạy học, đồng chí hãy cho biết những yêu cầu quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học ? Từ thực tế giảng dạy môn của mình, đồng chí hãy liên hệ để làm sáng tỏ những yêu cầu trên ?
Câu 2. (3điểm)
Cảm nhận của Anh (Chị) về đoạn trích trong bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Duy:
“Bần thần hương huệ thơm đêm
khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
chân nhang lấm láp tro tàn
xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào

Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa

Cái cò…sung chát đào chua…
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”.
(Ngữ văn 9, tập 2 NXB Giáo dục 2008 trang 49)
Câu 3. (5 điểm)
Nhận định về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, Sách giáo viên Ngữ văn 9 tập 2 NXB Giáo dục 2005 trang 61 có viết:
“Người ta đã dùng những định ngữ để gắn với mùa xuân như mùa xuân chín, mùa xuân xanh, xuân ý, xuân lòng,… nhưng mùa xuân nho nhỏ là một phát hiện mới mẻ và sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.”
Với sự hiểu biết về thơ ca mùa xuân của Văn học Việt Nam và bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, Anh (Chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

========Hết========
(Đề này có 01 trang)
đáp án đề thi GVG tỉnh năm 2009
Môn: Văn - THCS

Câu 1. Những yêu cầu : (6 ý nhỏ, mỗi ý cho 0,25 điểm)
+ Phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên
+ Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh, thiết kế hệ thống câu hỏi dẫn dắt hợp lý theo nội dung bài giảng và lôgic kiến thức.
+ Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một cách hợp lý.
+ Giáo viên sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động.
+ Dạy học sát đối tượng
+ Chú ý đến kiến thức thực tế và liên hệ thực tế theo từng bộ môn.
2. Phần liên hệ thực tế giảng dạy của từng bộ môn (0,5 điểm).
Câu 2.
Bài viết thể hiện kĩ năng viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ dưới dạng cảm thụ với hai mặt nội dung và nghệ thuật có đủ ba phần mở, thân, kết, văn trong sáng có hình ảnh.
1. Nội dung (2 điểm).
- Giới thiệu đề tài người mẹ trong thơ ca, tác giả Nguyễn Duy và tác phẩm “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa”.
- Hoàn cảnh khơi nguồn cảm xúc: mỗi khi thắp nén nhang thơm cho mẹ ban đêm với tấm lòng biết ơn thành kính lại tưởng nhớ về hình ảnh mẹ ngày xưa.
- Cuộc đời mẹ nghèo khổ, vất vả. Mẹ không có những ngày hạnh phúc (không có yếm đào, không có nón quai thao) chỉ có những gì thiếu thốn nghèo khổ (nón mê, váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu). Mẹ không lúc nào ngơi tay lao động.
- Lời ru của mẹ với con cũng đầy ngậm ngùi, cay đắng (sung chát, đào chua).
- Trong cảm nhận của con lòng mẹ mênh mông vô cùng. Đi suốt cả cuộc đời cũng không thấu lòng mẹ. Câu thơ mang tính triết lí cho tất cả mọi người con.
- Kính trọng biết ơn mẹ bằng tấm lòng hiếu thảo.
2. Nghệ thuật (0,5điểm)
- Sử dụng các biện pháp tu từ: hoán dụ (yếm đào, nón quai thao, váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu); liệt kê (tay bí tay bầu); ẩn dụ (sung chát, đào chua) để tập
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Thịnh
Dung lượng: 11,25KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)