Đề thi học sinh giỏi lớp 9 - Bắc Ninh

Chia sẻ bởi Thu Trang | Ngày 12/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Đề thi học sinh giỏi lớp 9 - Bắc Ninh thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2014- 2015
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 2 tháng 4 năm 2015
=====================

Câu 1 (4,0 điểm)
1. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ và các hình ảnh được sử dụng trong đoạn thơ sau:
... “Ước làm một hạt phù sa
Ước làm một tiếng chim ca xanh trời
Ước làm tia nắng vàng tươi
Ước làm một hạt mưa rơi, đâm chồi”.
(Lê Cảnh Nhạc- Xin làm hạt phù sa- 2005).
2. Tìm điểm chung trong cảm hứng sáng tác của các tác giả: Lê Cảnh Nhạc trong bài thơ Xin làm hạt phù sa, Thanh Hải trong bài Mùa xuân nho nhỏ và Viễn Phương trong bài Viếng lăng Bác.
Câu 2 (6,0 điểm)
Nguyễn Đức Vĩnh, học sinh lớp 3 trường Tiểu học Cách Bi, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh đã tự luyện tập để tham gia chương trình Tìm kiếm tài năng Vietnam’s Got Talent 2014. Với trích đoạn chèo truyền thống Thị Màu lên chùa ở vòng thử sức, bài hát chầu văn Cô Đôi thượng ngàn ở vòng bán kết, Nguyễn Đức Vĩnh đã chinh phục ban giám khảo và khán giả để bước vào vòng chung kết. Ban giám khảo hỏi “Vì sao tham gia chương trình”, cậu bé 8 tuổi vô tư trả lời “Vì con thích được nổi tiếng”.
Qua hiện tượng “gây sốt” trên mạng của Nguyễn Đức Vĩnh, em hãy viết một văn bản nghị luận (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của em về ước mơ trong sáng, ngây thơ của cậu bé quê hương quan họ “Thích trở thành người nổi tiếng”.
Câu 3 (10,0 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về tình yêu quê hương, đất nước qua hai tác phẩm Quê hương của Tế Hanh (Ngữ văn lớp 8, tập 2) và Nói với con của Y Phương (Ngữ văn lớp 9, tập 2).
=====Hết=====
(Đề thi có 01 trang)
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm).
Họ và tên thí sinh :................................................... Số báo danh .............................



UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2014- 2015
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
(Hướng dẫn chấm có 04 trang)


Câu 1 (4 điểm).
1. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ và các hình ảnh được sử dụng trong đoạn thơ sau:
... “Ước làm một hạt phù sa
Ước làm một tiếng chim ca xanh trời
Ước làm tia nắng vàng tươi
Ước làm một hạt mưa rơi, đâm chồi”.
(Lê Cảnh Nhạc- Xin làm hạt phù sa- 2005).
2. Tìm điểm chung trong cảm hứng sáng tác của các tác giả: Lê Cảnh Nhạc trong bài thơ Xin làm hạt phù sa, Thanh Hải trong bài Mùa xuân nho nhỏ và Viễn Phương trong bài Viếng lăng Bác.
I. Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh có thể viết thành một bài văn ngắn hoặc một đoạn văn. Yêu cầu bố cục sáng rõ, diễn đạt mạch lạc, giàu hình ảnh, cảm xúc.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:
1. Điệp ngữ “ước làm” nhắc lại 4 lần để nhấn mạnh thi nhân có rất nhiều ước muốn để cống hiến, dựng xây cho quê hương, đất nước.
- Các hình ảnh “Một hạt phù sa’, “tiếng chim ca”, “tia nắng vàng tươi”, “hạt mưa rơi” là những sự vật bé nhỏ trong thiên nhiên nhưng đều có tác dụng với cuộc sống. Phù sa mang đến màu mỡ cho những cánh đồng. Tiếng chim hót làm “xanh trời” hoà bình. “Tia nắng vàng tươi”, “hạt mưa rơi” khiến cho hạt đâm chồi, nảy lộc, sự sống hình thành và phát triển. Các hình ảnh giản dị, khiêm nhường thể hiện ước nguyện sống, cống hiến cao đẹp của con người (2 điểm).
2. Lê Cảnh Nhạc, Thanh Hải và Viễn Phương đều là những nhà thơ thuộc giai đoạn văn học Việt Nam hiện đại. Họ đều có điểm giống nhau trong cảm hứng sáng tác. Trước cuộc sống sôi động, trước cảnh mùa xuân đất nước, trước lãnh tụ vĩ đại, họ đều có những ước muốn làm các sự vật nhỏ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thu Trang
Dung lượng: 71,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)