ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HAY
Chia sẻ bởi An Ngoc Tu |
Ngày 16/10/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HAY thuộc Lịch sử 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS THANH MAI
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: LỊCH SỬ
(Thời gian: 150 phút)
ĐỀ BÀI
Câu 1:(3,0 điểm).Quan hệ Mỹ- Liên Xô trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai có gì khác nhau nhau ? Tại sao có sự khác nhau đó?
Câu 2 :(4,0 điểm). Nêu ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đối với đời sống nhân loại?
Câu 3 :( 7,0 điểm) .
a.Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu nguyên tắc hoạt động, quá trình phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN)?
b.Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN?
Câu 4:( 6,0 điểm) Nguyên nhân nào dẫn đến sự liên kết khu vực của các nước Tây Âu? Sự liên kết khu vực diễn ra như thế nào?
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
TRƯỜNG THCS THANH MAI NĂM HỌC 2013-2014
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ LỚP 9
Câu hỏi
Nội dung
Điểm
Câu 1
Quan hệ Mỹ- Liên Xô trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai có gì khác nhau nhau ? Tại sao có sự khác nhau đó?
3,0
Quan hệ Mĩ - Liên Xô: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô là đồng minh. Sau chiến tranh, Mĩ và Liên Xô nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng “chiến tranh lạnh”.
Giải thích
- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa phát xít là kẻ thù chung của cả Liên Xô và Mĩ nên hai nước buộc phải liên minh với nhau.
- Sau chiến tranh, Mĩ và Liên Xô có sự đối lập về mục tiêu và chiến lược: Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, bảo vệ thành quả của CNXH; Mĩ chống phá Liên Xô và các nước XHCN, âm mưu làm bá chủ thế giới. Từ sự đối lập trên, Mĩ và Liên Xô đã nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu.
1,0
1,0
1,0
Câu 2
Nêu ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đối với đời sống nhân loại?
4,0
* Tích cực
- CM KH-KT đã mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kỳ diệu làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.
- Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về năng suất lao động.
- Thay đổi cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỷ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần,tỷ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ tăng dần.
- Đưa loài người sang nền văn minh thứ ba, nền văn minh sau thời kỳ công nghiệp hóa, lấy vi tính, điện tử, thông tin và khoa sinh hóa làm cơ sở..
- Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật..giữa các nước được nâng cao.
* Hạn chế
- Chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống
- Nạn ô nhiễm môi trường…..
- Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông gắn liền với kỹ thuật mới, dịch bệnh và tệ nạn xã hội
2,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3
a. Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu nguyên tắc hoạt động, quá trình phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á
( ASEAN)?
b.Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN?
4,5
2,5
a. Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu nguyên tắc hoạt động, quá trình phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN)
Hoàn cảnh ra đời:
Sau khi giành được độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước các nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực để cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực...
0.5
Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: An Ngoc Tu
Dung lượng: 70,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)