ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HAY

Chia sẻ bởi An Ngoc Tu | Ngày 16/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HAY thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

 BỘ TƯ PHÁP                                                       BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT                                             VỤ VẬN TẢI
 
 
ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

I.  MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA.
Việt Nam là một trong mười nước có mật độ sông, kênh, hồ, vịnh lớn nhất thế giới với tổng chiều dài trên 41.900 km, bao gồm 3.260 sông, kênh, 3260 km bờ biển, trên một trăm cửa sông, nhiều hồ, đầm, phá ...tạo lập mạng giao thông thủy đến hầu hết các thành phố, thị xã, các khu dân cư và các vùng kinh tế tập trung, thuận lợi cho hoạt động giao thông vận tải đường thủy nội địa. Từ hàng ngàn năm trước đã được cha ông ta tận dụng tốt cho cuộc sống phong phú đa dạng như lễ hội, du lịch, phát triển thủy sản, phục vụ nông nghiệp, phát triển vận tải còng như cho công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Những Bạch Đằng, Sông Lô, Lục Đầu Giang, Cửu Long, Rạch Gầm, Vàm Cỏ.... mãi mãi đi vào tâm khảm của mọi thế hệ về lòng yêu nước gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc; vận tải đường thủy nội địa đi tiên phong trong các ngành vận tải đã trở thành một nghề truyền thống lâu đời. Ưu thế của vận tải đường thủy nội địa là chi phí thấp, vận chuyển hàng hoá khối lượng lớn và ít gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, vận tải đường thủy nội địa giữ tỷ trọng khoảng 25% tổng khối lượng hàng hoá vận tải của toàn ngành giao thông vận tải, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10%; đặc biệt khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vận tải đường thủy nội địa đảm nhiệm khoảng 60-70% tổng khối lượng vận tải hàng hoá trong khu vực với mức tăng trưởng bình quân khoảng 20% năm. Giao thông vận tải đường thủy nội địa có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hôi, bảo đảm an ninh, quốc phòng và góp phần giao lưu với một số quốc gia lân cận, đồng thời là ngành có tính chất xã hội hoá cao, nhiều thành phần kinh tế đều tham gia kinh doanh vận tải thủy nội địa.
  Những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để quản lý và tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giao thông đường thủy nội địa, tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển vận tải đường thủy nội địa. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về giao thông đường thủy nội địa hiện hành vẫn còn một số tồn tại:
  - Chưa đồng bộ, hiệu lực thấp, có những vấn đề liên quan đến hoạt động giao thông đường thủy nội địa chưa được pháp luật điều chỉnh;
  - Việc phân công, phân cấp giữa các bộ, ngành; giữa trung ương, địa phương chưa rõ ràng dẫn đến sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước;
 
- Chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền kinh tế và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế.
 
Các tồn tại nêu trên đã dẫn đến tình trạng trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa chưa được tôn trọng, tình trạng vi phạm pháp luật như lấn chiếm luồng và hành lang bảo vệ luồng chạy tàu xảy ra nghiêm trọng trên các tuyến sông; xây dựng công trình vượt sông không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, gây cản trở giao thông đường thủy nội địa; mở bến bãi tuỳ tiện; phương tiện không tuân theo quy phạm thiết kế, không đăng ký, đăng kiểm vẫn tham gia giao thông; thuyền viên và người lái phương tiện không được đào tạo, không có bằng, chứng chỉ chuyên môn; nhiều phương tiện chở quá tải dẫn đến tai nạn.
  Vì vậy, ngày 15 tháng 6 năm 2004, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Giao thông đường thủy nội địa để tạo cơ sở pháp lý cao cho việc điều chỉnh các hoạt động giao thông đường thủy nội địa đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2005.
II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VIỆC SOẠN THẢO LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA.
  Luật Giao thông đường thủy nội địa được xây dựng dựa trên một số quan điểm chỉ đạo:
1. Luật phải thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng đã nêu trong Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, đó là: " Tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về trật tự an toàn giao thông". " phát triển và nâng cao chất lượng dịch
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: An Ngoc Tu
Dung lượng: 189,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)