Đề thi học sinh giỏi chuyên lý 2009-2010

Chia sẻ bởi Huỳnh Hoàng Kha | Ngày 14/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: Đề thi học sinh giỏi chuyên lý 2009-2010 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2009 – 2010
Môn: Vật lý
Thời gian làm bài: 180 phút không kể thời gian giao nhận đề
Đề thi có 02 trang
----------------------------------------------------------------


Câu 1: (4,0 điểm)
Một quả cầu nhỏ được treo vào một điểm cố định nhờ một sợi dây nhẹ không giãn dài l = 1,5m. Kéo quả cầu sao cho dây nằm theo phương ngang rồi thả nhẹ (Hình1). Quả cầu rơi và va chạm hoàn toàn đàn hồi với một mặt phẳng ngang nằm dưới và cách điểm treo một khoảng h = 90cm.
Bỏ qua mọi ma sát.







(Hình 1)

Tính độ cao cực đại mà vật đạt được sau va chạm so với mặt phẳng mà vật va chạm?
Sau thời gian bao lâu kể từ lúc va chạm thì dây căng trở lại? Biết mặt phẳng va chạm đủ ngắn để vật chỉ va chạm một lần với nó.

Câu 2: (4,0 điểm)
Một mol khí lý tưởng thực hiện một chu trình biến đổi như hình vẽ (Hình 2): Biết T1 = 300K; T3 = 675K; p3 = 1,5atm. Các điểm (1) và (3) nằm trên một parabol có đỉnh là gốc tọa độ; (1) đến (2) là quá trình đẳng áp; (2) và (3) nằm trên đường thẳng qua gốc tọa độ.
Cho R = 0,082atm.l/mol.K
Tính các thông số còn lại của các trạng thái (1), (2), (3) và vẽ đồ thị biểu diễn chu trình trên trong hệ tọa độ pOV?
Trong chu trình trên, khí nhận hay thực hiện công bằng bao nhiêu?












(Hình 2)


Câu 3: (4,0 điểm)
Một vật nhỏ có khối lượng m =100g nằm trên một mặt phẳng ngang nhẵn, được nối với một lò xo nhẹ có độ cứng k=100N/m, lò xo được gắn vào bức tường thẳng đứng tại điểm A. Vật đang đứng yên, ở thời điểm t = 0 vật bắt đầu chịu tác dụng của một lực không đổi F = 2N dọc theo trục của lò xo (Hình 3a). Cho g = 10m/s2; (2(10.
Chứng minh vật m dao động điều hòa, lập phương trình dao động của vật trong hệ tọa độ Ox với gốc O trùng vị trí cân bằng của vật khi dao động?
 O x
k 
A m

(Hình 3a)


M k  m


(Hình 3b)

Lò xo không gắn vào điểm A mà được nối với một vật khối lượng M = 2kg (Hình 3b), hệ số ma sát nghỉ giữa M và mặt phẳng ngang là ( = 0,1. Tính độ lớn lực F để kể từ khi có F tác dụng, vật m dao động điều hòa so với mặt phẳng ngang?

Câu 4: (4,0 điểm)
Hai nguồn sóng S1, S2 trên bề mặt của một chất lỏng, cách nhau 20cm dao động điều hòa với phương trình:


Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 90cm/s. Coi biên độ của các sóng không thay đổi khi lan truyền.
Viết phương trình dao động tại một điểm M trên mặt chất lỏng cách S1, S2 những khoảng d1 và d2?
Tính số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn S1S2?
Tính khoảng cách giữa hai điểm dao động với biên độ 3mm trên đoạn S1S2 và nằm trong khoảng giữa hai điểm dao động với biên độ cực đại liên tiếp?

Câu 5: (4,0 điểm)
Cho đoạn mạch xoay chiều như hình 4, cuộn dây có điện trở thuần, vôn kế có điện trở rất lớn, ampe kế có điện trở không đáng kể. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp: , vôn kế chỉ 80V, công suất tiêu thụ ở điện trở R là 80W đồng thời uMQ vuông pha với uMN và uMN trễ pha hơn điện áp giữa hai đầu vôn kể một góc . Tính điện trở thuần R, độ tự cảm L của cuộn dây, điện dung C của tụ điện và viết biểu thức điện áp giữa hai đầu cuộn dây?





Q



(Hình 4)



--------------------------Hết-------------------------

Họ tên thí sinh: ……………………………………….Số báo danh: ……………………...

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Hoàng Kha
Dung lượng: 70,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)