ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Chia sẻ bởi Lê Thị Lộc |
Ngày 11/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Trường THCS Hòa An
Tổ Ngữ Văn
KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI
Môn: Ngữ Văn 8 – Năm học: 2012 – 2013
(Thời gian:120 phút (Không tính thời gian phát đề)
Đề:
Câu 1: Cho đoạn văn:
… cứ như thế, hoa - học - trò thả những cánh son xuống cỏ, đếm từng giây phút xa bạn học sinh! Hoa phượng rơi, rơi … Hoa phượng mưa. Hoa phượng khóc. Trường tẻ ngắt, không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng mơ, hoa phượng nhớ. Ba tháng trời đằng đẵng. Hoa phượng đẹp với ai, khi học sinh đã đi cả rồi!
( Theo Xuân Diệu)
a/ Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? (0.5đ)
b/ Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa - học - trò? (0.5đ)
c/ Phát hiện những phép tu từ được dùng trong đoạn văn trên và nói rõ tác dụng của nó. (2đ)
Câu 2: Trong bài “Xuân về” của nhà thơ Nguyễn Bính có đoạn:
Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi, hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên. (7đ)
Trường THCS Hòa An
Tổ Ngữ Văn
KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI
Môn: Ngữ Văn 8 – Năm học: 2012 – 2013
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
(Thời gian:120 phút (Không tính thời gian phát đề)
Câu 1:
a/ Phương thức biểu đạt chính : biểu cảm (0.5đ)
b/ Tác giả gọi hoa phượng là hoa – học – trò vì: nhà thơ đã biến hoa phượng – một loại hoa nở rộ vào dịp kết thúc năm học – thành biểu tượng của sự chia li ngày hè đối với học trò. (0.5đ)
c/ Phép tu từ nhân hóa (hoa phượng có những đặc điểm như người: hoa phượng biết mơ, biết khóc, biết nhớ …) đã thể hiện cảm xúc cô đơn, nhớ bạn và pha chút hờn dỗi của hoa phượng khi những cô cậu học sinh đã đi cả rồi . (2đ)
Câu 2: Yêu cầu học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh với kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về một đoạn thơ.
I. Mở bài: yêu cầu HS giới thiệu:
- Tác giả Nguyễn Bính, đoạn trích trong bài “Xuân về” (0.25đ)
- Hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm. (0.25đ)
II. Thân bài: yêu cầu HS nêu được những cảm xúc, suy nghĩ sau:
- Bức tranh quê khi mùa xuân về đẹp và đầy sức sống:
+ Cánh đồng được phủ bởi màu xanh, mượt mà như nhung của lúa đang thì con gái. (1đ)
+ Trong vườn được phủ một màu trắng xóa bởi hoa bưởi, hoa cam rụng. (1đ)
+ Những cánh bướm chập chờn, bay liệng làm cho cảnh vật thêm sinh động. (1đ)
+ Không chỉ có màu sắc là còn có hương thơm. (1đ)
- Hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc nhưng gợi cảm và đầy sức sống. (1đ)
- Đoạn thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước của nhà thơ Nguyễn Bính. (1đ)
III. Kết bài: cảm nghĩ chung của người viết. (0.5đ)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Lộc
Dung lượng: 30,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)