De thi hoc sinh gioi
Chia sẻ bởi Đào Cường |
Ngày 12/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: de thi hoc sinh gioi thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Môn: Ngữ Văn - Lớp 9
Năm học: 2009 – 2010
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
--------------------------------------------
Câu 1: (2đ)
Hãy trình bày các thành phần biệt lập?
Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi.
– Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế ?
Chị Tí để chõng xuống đất, bày biện các bát uống nước mãi rồi mới chép miệng trả lời Liên:
- Ối chào, sớm với muộn mà có ăn thua gì?
(Trích Hai đứa trẻ - Thạch Lam)
Chao ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Trích Nhớ rừng – Thế Lữ)
a. Hãy xác định chức năng của các từ "Ối chào", "Than ôi"?
b. Từ "Than ôi" biểu hiện điều gì trong lời nói của nhân vật?
Câu 2: (3đ)
Qua bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, em hãy:
2.1 Phân tích ý nghĩa hình ảnh hàng tre.
2.2 Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 20-25 dòng) phân tích khổ thơ thứ hai của bài thơ theo kiểu diễn dịch có sử dụng phép lặp và một câu ghép (gạch chân dưới phép lặp và câu ghép đó).
Câu 3: (5đ)
Cho tình huống sau: Sau năm mươi năm xa cách, nhân vật "tôi" mới trở lại quê hương.
Em hãy đóng vai nhân vật "tôi" kể lại cuộc gặp gỡ xúc động đó.
------------------------------Hết---------------------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DÂN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9
KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2009 - 2010
-------------------
Câu 1: (2đ)
Các thành phần biệt lập: (1đ)
- Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cái nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. (0,25)
- Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận...) (0, 25)
- Thành phần gọi đáp: được dùng để tạo lập hoạc dùng để duy trì quan hệ giao tiếp. (0,25)
- Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.(0,25)
1.2...(1đ)
a. "Ối chào"; "Than ôi``: thành phần cảm thán. (0,5)
b."Ối chào": biểu thị sự ngao ngán, chán chường với cuộc sống khó khăn vất vả. (0,5)
Câu 2: (3đ)
2.1 Phân tích ý nghĩa hình ảnh hàng tre: (1.5 )
Trong quá trình phân tích học sinh cần phải nêu được các ý sau, giáo viên linh động để cho điểm.
Vào lăng viếng Bác Hồ nhà thơ đã gặp hàng tre – một hình ảnh thực mà giàu ý nghĩa tượng trưng.
- Hàng tre bát ngát là hình ảnh thân thuộc của làng quê đất nước Việt Nam, gợi trong ta bao tình cảm thân thương, gần gũi...(0.5)
- Hàng tre xanh xanh Việt Nam đã trở thành một biểu tượng của dân tộc Việt Nam về sức sống bền bỉ, kiên cường, về khả năng đoàn kết và sự kiên trung...(0,5)
- Cây tre đứng thẳng hàng trong bão táp mang ý nghĩa biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất của dân tộc trước thăng trầm lịch sử...(0,5)
2.2.Viết đoạn văn. (1,5)
* Trong bài phân tích cần có các ý:
- Cặp hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi đã khẳng định công lao của Bác Hồ đối với dân tộc Việt Nam.
Mặt trời đi qua trên lăng là hình ảnh thực, mặt trời trong lăng là hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa: Bác là mặt trời của dân tộc Việt Nam...
-Hình ảnh "Dòng người đi trong thương nhớ" là hình ảnh thực làm rõ ý nghĩa cho hình ảnh đẹp đầy sáng tạo của nhà thơ...
Câu khái quát mở đoạn: Sử dụng ý khái quát đã nêu ở trên.
Tạo câu theo yêu cầu ngữ pháp:
+ Dùng phép lặp để liên kết câu: Nên sử dụng hình ảnh "mặt trời" ở hai câu liên tiếp nhau để liên kết câu.
+ Câu ghép: Có thể dùng hai câu đơn để tạo câu ghép theo ý chủ quan.
Học sinh làm hoàn chỉnh và trọn
Môn: Ngữ Văn - Lớp 9
Năm học: 2009 – 2010
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
--------------------------------------------
Câu 1: (2đ)
Hãy trình bày các thành phần biệt lập?
Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi.
– Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế ?
Chị Tí để chõng xuống đất, bày biện các bát uống nước mãi rồi mới chép miệng trả lời Liên:
- Ối chào, sớm với muộn mà có ăn thua gì?
(Trích Hai đứa trẻ - Thạch Lam)
Chao ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Trích Nhớ rừng – Thế Lữ)
a. Hãy xác định chức năng của các từ "Ối chào", "Than ôi"?
b. Từ "Than ôi" biểu hiện điều gì trong lời nói của nhân vật?
Câu 2: (3đ)
Qua bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương, em hãy:
2.1 Phân tích ý nghĩa hình ảnh hàng tre.
2.2 Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 20-25 dòng) phân tích khổ thơ thứ hai của bài thơ theo kiểu diễn dịch có sử dụng phép lặp và một câu ghép (gạch chân dưới phép lặp và câu ghép đó).
Câu 3: (5đ)
Cho tình huống sau: Sau năm mươi năm xa cách, nhân vật "tôi" mới trở lại quê hương.
Em hãy đóng vai nhân vật "tôi" kể lại cuộc gặp gỡ xúc động đó.
------------------------------Hết---------------------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
HƯỚNG DÂN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9
KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2009 - 2010
-------------------
Câu 1: (2đ)
Các thành phần biệt lập: (1đ)
- Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cái nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. (0,25)
- Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận...) (0, 25)
- Thành phần gọi đáp: được dùng để tạo lập hoạc dùng để duy trì quan hệ giao tiếp. (0,25)
- Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.(0,25)
1.2...(1đ)
a. "Ối chào"; "Than ôi``: thành phần cảm thán. (0,5)
b."Ối chào": biểu thị sự ngao ngán, chán chường với cuộc sống khó khăn vất vả. (0,5)
Câu 2: (3đ)
2.1 Phân tích ý nghĩa hình ảnh hàng tre: (1.5 )
Trong quá trình phân tích học sinh cần phải nêu được các ý sau, giáo viên linh động để cho điểm.
Vào lăng viếng Bác Hồ nhà thơ đã gặp hàng tre – một hình ảnh thực mà giàu ý nghĩa tượng trưng.
- Hàng tre bát ngát là hình ảnh thân thuộc của làng quê đất nước Việt Nam, gợi trong ta bao tình cảm thân thương, gần gũi...(0.5)
- Hàng tre xanh xanh Việt Nam đã trở thành một biểu tượng của dân tộc Việt Nam về sức sống bền bỉ, kiên cường, về khả năng đoàn kết và sự kiên trung...(0,5)
- Cây tre đứng thẳng hàng trong bão táp mang ý nghĩa biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất của dân tộc trước thăng trầm lịch sử...(0,5)
2.2.Viết đoạn văn. (1,5)
* Trong bài phân tích cần có các ý:
- Cặp hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi đã khẳng định công lao của Bác Hồ đối với dân tộc Việt Nam.
Mặt trời đi qua trên lăng là hình ảnh thực, mặt trời trong lăng là hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa: Bác là mặt trời của dân tộc Việt Nam...
-Hình ảnh "Dòng người đi trong thương nhớ" là hình ảnh thực làm rõ ý nghĩa cho hình ảnh đẹp đầy sáng tạo của nhà thơ...
Câu khái quát mở đoạn: Sử dụng ý khái quát đã nêu ở trên.
Tạo câu theo yêu cầu ngữ pháp:
+ Dùng phép lặp để liên kết câu: Nên sử dụng hình ảnh "mặt trời" ở hai câu liên tiếp nhau để liên kết câu.
+ Câu ghép: Có thể dùng hai câu đơn để tạo câu ghép theo ý chủ quan.
Học sinh làm hoàn chỉnh và trọn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Cường
Dung lượng: 8,85KB|
Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)