Đề Thi học kỳ sinh 7
Chia sẻ bởi Dương Thị Quyên Dung |
Ngày 15/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: Đề Thi học kỳ sinh 7 thuộc Sinh học 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ BẮC NINH
TRƯỜNG THCS VÂN DƯƠNG
KIỂM TRA HỌC 45 PHÚT NĂM HỌC 2010-2011
Môn: Sinh học lớp 7
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
Câu 1 (2,5 điểm): a. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước?
b. Hãy giải thích vì sao ếch thường sống nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về ban đêm?
Câu 2 (3 điểm): a. Trình bày đặc điểm chung của lớp chim?
b. Phân biệt nhóm chim chạy và nhóm chim bay về đặc điểm cấu tạo ngoài?
Câu 3 (1,5 điểm): Hãy nêu đặc điểm chung của lớp thú?
Câu 4 (1 điểm): Kể tên những động vật có 3 hình thức di chuyển, 2 hình thức di chuyển?
Câu 5 (2 điểm): Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học? Lấy ví dụ cho từng biện pháp?
...............................................................................................................................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1 ( 2,5 điểm)
a. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước
- Đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước
- Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)
b. Vì:
- ở ếch hô hấp bằng phổi và da nhưng sự hô hấp bằng da là chủ yếu và quan trọng hơn hô hấp bằng phổi. Nếu để ếch vào nơi khô ráo một thời gian da ếch sẽ khô, ếch bị chết ngạt
- ếch bắt mồi về đêm vì: ban ngày ánh nắng mặt trời sẽ làm khô da ếch
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
Câu 2: ( 3 diểm)
a. Đặc điểm chung của lớp chim thích nghi với đời sống:
- Mình có lông vũ bao phủ
- Chi trước biến thành cánh,
- Hàm có mỏ sừng
- Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp
- Tim 4 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
- Là động vật hằng nhiệt
- Đẻ trứng lớn trứng có vỏ đá vôi bao bọc, trứng được ấp nở ra con non nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ
b. Phân biệt nhóm chim chạy và nhóm chim bay:
Nhóm chim chạy: Cánh ngắn, yếu. Chân cao to, khoẻ, có 2 hoặc 3 ngón
Nhóm chim bay: Cánh phát triển, chân có 4 ngón
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
Câu 3: (1,5 điểm)
Đặc điểm chung của lớp thú
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa
- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể
- Bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh, răng hàm.
- Tim 4 ngăn
- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não
- Là động vật hằng nhiệt
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4 ( 1 điểm):
Kể tên một số động vật có:
- 3 hình thức di chuyển : Châu chấu, Vịt trời,...
- 2 hình thức di chuyển: Gà lôi, vượn,...
0,5
0,5
Câu 5: (2 điểm) Những biện pháp đấu tranh sinh học, ví dụ:
- Sử dụng thiên địch:
+ Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại. Ví dụ : mèo diệt chuột...
+ Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại. Ví dụ: ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám ( sâu hại ngô)...
- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại. Ví dụ: dùng vi khuẩn Calixi gây bệnh cho thỏ...
- Gây vô sinh diệt động vật gây hại. Ví dụ: tuyệt sản ruồi đực...
0,5
0,5
0,5
0,5
TRƯỜNG THCS VÂN DƯƠNG
KIỂM TRA HỌC 45 PHÚT NĂM HỌC 2010-2011
Môn: Sinh học lớp 7
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
Câu 1 (2,5 điểm): a. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước?
b. Hãy giải thích vì sao ếch thường sống nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về ban đêm?
Câu 2 (3 điểm): a. Trình bày đặc điểm chung của lớp chim?
b. Phân biệt nhóm chim chạy và nhóm chim bay về đặc điểm cấu tạo ngoài?
Câu 3 (1,5 điểm): Hãy nêu đặc điểm chung của lớp thú?
Câu 4 (1 điểm): Kể tên những động vật có 3 hình thức di chuyển, 2 hình thức di chuyển?
Câu 5 (2 điểm): Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học? Lấy ví dụ cho từng biện pháp?
...............................................................................................................................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1 ( 2,5 điểm)
a. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước
- Đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước
- Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)
b. Vì:
- ở ếch hô hấp bằng phổi và da nhưng sự hô hấp bằng da là chủ yếu và quan trọng hơn hô hấp bằng phổi. Nếu để ếch vào nơi khô ráo một thời gian da ếch sẽ khô, ếch bị chết ngạt
- ếch bắt mồi về đêm vì: ban ngày ánh nắng mặt trời sẽ làm khô da ếch
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
Câu 2: ( 3 diểm)
a. Đặc điểm chung của lớp chim thích nghi với đời sống:
- Mình có lông vũ bao phủ
- Chi trước biến thành cánh,
- Hàm có mỏ sừng
- Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp
- Tim 4 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
- Là động vật hằng nhiệt
- Đẻ trứng lớn trứng có vỏ đá vôi bao bọc, trứng được ấp nở ra con non nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ
b. Phân biệt nhóm chim chạy và nhóm chim bay:
Nhóm chim chạy: Cánh ngắn, yếu. Chân cao to, khoẻ, có 2 hoặc 3 ngón
Nhóm chim bay: Cánh phát triển, chân có 4 ngón
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
Câu 3: (1,5 điểm)
Đặc điểm chung của lớp thú
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa
- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể
- Bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh, răng hàm.
- Tim 4 ngăn
- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não
- Là động vật hằng nhiệt
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4 ( 1 điểm):
Kể tên một số động vật có:
- 3 hình thức di chuyển : Châu chấu, Vịt trời,...
- 2 hình thức di chuyển: Gà lôi, vượn,...
0,5
0,5
Câu 5: (2 điểm) Những biện pháp đấu tranh sinh học, ví dụ:
- Sử dụng thiên địch:
+ Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại. Ví dụ : mèo diệt chuột...
+ Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại. Ví dụ: ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám ( sâu hại ngô)...
- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại. Ví dụ: dùng vi khuẩn Calixi gây bệnh cho thỏ...
- Gây vô sinh diệt động vật gây hại. Ví dụ: tuyệt sản ruồi đực...
0,5
0,5
0,5
0,5
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Thị Quyên Dung
Dung lượng: 86,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)