Đề Thi Học Kỳ II có Đáp Án

Chia sẻ bởi Trần Thanh Từ | Ngày 14/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Đề Thi Học Kỳ II có Đáp Án thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẨM LỆ KIỂM TRA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP MÔN : VẬT LÝ 8
***** Năm học 2009-2010
Thời Gian 45 phút
*****
ĐỀ CHÍNH THỨC

(2 điểm)Nhiệt năng của một vật là gì? Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng tăng hay giảm? Tại sao?
(1,5 điểm) Tại sao lưỡi cưa bị nóng lên khi cưa lâu? Nguyên nhân nào dẫn đến tăng nhiệt độ của lưỡi cưa?
(2 điểm) Nói nhiệt dung riêng của đồng là 380J/Kg.K điều đó có nghĩa là gì? Hãy viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào và đơn vị của từng đại lượng?
(4,5điểm) Một ấm nhôm khối lượng 0,5kg chứa 2kg nước ở 20oC cần đun ấm nước đến sôi (1000C) nhờ một bếp dầu hỏa.
Tính nhiệt lượng thu vào của ấm nước. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K; nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K
Tính khối lượng dầu hỏa cần thiết (bỏ qua sự mất nhiệt ra môi trường). Biết năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là 44.106J/kg
Thực tế nhiệt lượng mất mát ra môi trường bằng 40% nhiệt lượng tỏa ra của dầu hỏa. Tính khối lượng dầu hỏa cần thiết lúc này?
PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẨM LỆ KIỂM TRA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP MÔN : VẬT LÝ 8
***** Năm học 2009-2010
*****
ĐÁP ÁN ĐỀ CHÍNH THỨC
(2 điểm)
1/ Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật (1điểm)
Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng tăng. Vì khi nhiệt độ của vật tăng thì động năng của các nguyên tử tăng do đó nhiệt năng của vật tăng. (1 điểm)
(1,5 điểm)
+ Lưỡi cưa bị nóng lên khi cưa lâu là do quá trình cưa đã có sự thực hiện công( lực kéo và đẩy cưa kết hợp với ma sát giữa lưỡi cưa và vật bị cưa)
+ Khi đó nhiệt năng của lưỡi cưa và vật bị cưa đều tăng làm cho nhiệt độ của lưỡi cưa tăng
(2 điểm)
Nói nhiệt dung riêng của đồng là 380J/Kg.K có nghĩa là muốn làm cho 1kg đồng nóng thêm lên 10C cần truyền cho đồng một nhiệt lượng 380J. (0,5 điểm)
Công thức: Q = mc 
Hay Q = mc (t2 - t1) (1 điểm)
Trong đó: Q là nhiệt lượng vật thu vào (J)
m: khối lượng của vật (kg)
 = t2 - t1 độ tăng nhiệt độ (0C hoặc K*)
C: nhiệt dung riêng (J/Kg.K)
(4,5 điểm)
-Tính được nhiệt lượng Q1 cung cấp cho ấm (1điểm)
Qthu1 = mnh cnh (t2 - t1) = 0,5.880.(1000-200) = 35200(J)
-Tính được nhiệt lượng Q2 cung cấp cho nước (1điểm)
Qthu2 = mn cn (t2 - t1)=2.4200.(1000-200) = 672000(J)
-Tính được nhiệt lượng (0,5điểm)
Qthu = Qthu1 + Qthu2 = 707200 (J)
Khi bỏ qua sự mất nhiệt ra môi trường thì
Qtỏa = Qthu= 707200 (J) (0,5điểm)
Khối lượng dầu hỏa cần dùng khi bỏ qua sự mất nhiệt là :
Qtỏa = mq
mck = Qtỏa/q =707200 /44*106 ≈ 0,016(kg) (0,5điểm)
Nhiệt lượng tỏa ra của dầu hỏa khi nhiệt lượng mất mát ra môi trường bằng 20% nhiệt lượng tỏa ra :
Qtỏa= Qthu + 40% Qtỏa  Qtỏa- 0,4* Qtỏa = Qthu
0,6*Qtỏa = Qthu  Qtỏa = 707200/0,6 ≈ 1178667 (J) (0,5điểm)
Khối lượng dầu hỏa lúc này là:
mck = Qtỏa/q =1178667 /44*106 ≈ 0,0267879 (kg) (0,5điểm)
(Nếu tính cách khác bằng công thức rồi thế số vào kết quả cuối cùng vẫn tốt)
PHÒNG GD&ĐT QUẬN CẨM LỆ KIỂM TRA HỌC KỲ II
TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP MÔN : VẬT LÝ 8
***** Năm học 2009-2010
Thời Gian 45 phút
*****
ĐỀ DỰ BỊ

Câu 1: Nêu lại định luật bảo toàn năng lượng? (1đ)
Câu 2: Nói năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là 44.106J/kg có nghĩa là như thế nào? (
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thanh Từ
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)