Đề thi học kì II-Ngữ văn 9(1)

Chia sẻ bởi Nguyễn Như Diệp | Ngày 12/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì II-Ngữ văn 9(1) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2005 – 2006
Môn thi: NGỮ VĂN ; Lớp: 9 ; Thời gian làm bài: 90 phút




I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Học sinh trả lời bằng cách đánh dấu X trước chữ cái câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi (mỗi câu đúng được 0,5 điểm).
Đọc kỹ đoạn văn sau đây :
“ Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí ! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.
Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khoả đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình.”
( Trích “ Những ngôi sao xa xôi” – Ngữ văn 9, tập II)
1/ Tác giả của đoạn trích trên là ai ?
A. Nguyễn Minh Châu B. Lê Minh Khuê C. Nguyễn Thành Long D. Nguyễn Quang Sáng.
2/ Đoạn trích được trần thuật theo ngôi kể nào ?
A. Ngôi thứ nhất C. Ngôi thứ ba
B. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
3/ Đặc sắc của đoạn văn trên là gì ?
A. Sử dụng bút pháp hiện thực C. Tâm lý nhân vật miêu tả tinh tế, cụ thể.
B. Dùng những câu ngắn, nhịp nhanh D. Gồm cả ba ý A, B, C.
4/ Ý nào tập trung thể hiện rõ nhất nội dung của đoạn văn ?
A. Tâm trạng và hành động của nhân vật “ tôi”(Phương Định) khi phá bom.
B. Cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom.
C. Nhân vật “ tôi” hồi tưởng về thời học sinh.
D. Nhân vật “ tôi” và đồng đội sau lần phá bom.
5/ Các câu sau được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào : “ Ban đêm chúng tôi được ngủ. Nhưng mấy đêm nay thì chịu.”
A. Phép liên tưởng B. Phép thế C. Phép nối D. Phép đồng nghĩa.
6/ Từ “ hình như” trong câu : “ Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung … hình như ta sắp mở chiến dịch lớn” là thành phần gì của câu ?
A. Thành phần cảm thán C. Thành phần gọi – đáp
B. Thành phần tình thái D. Thành phần phụ chú.
7/ Các câu sau đây ( trong bài thơ “ Mây và sóng” của Ta-go), câu nào có hàm ý từ chối của em bé với những người ở trên mây và sóng ?
A. Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà.
B. Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn.
C. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.
D. Mẹ mình đang đợi ở nhà – Làm sao có thể rời mẹ mà đến được ?
8/ Có mấy từ địa phương được dùng trong câu : “ Gan chi gan rứa, mẹ nờ ?”
A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn.
II. PHẦN TỰ LUẬN : (6 điểm)
Phân tích tấm lòng thành kính và niềm xúc động thiết tha của Viễn Phương trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Như Diệp
Dung lượng: 8,43KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)