ĐỀ THI HỌC KÌ II CÓ MA TRẬNVÀ ĐÁP ÁN
Chia sẻ bởi Nguyên Anh |
Ngày 12/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HỌC KÌ II CÓ MA TRẬNVÀ ĐÁP ÁN thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT TUY AN
TRƯỜNG THCS LÊ DUẨN
GV: Nguyễn Thị Kim Oanh
ĐỀ THI HỌC KỲ II
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1. (3đ) Mỗi câu đúng được 1 điểm
Trong các đoạn trích dưới đây thể hiện phép liên kết nào?
Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má (1đ)
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?” (1đ)
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê)
Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh (1đ)
(Nam Cao, Chí Phèo)
Câu 2. (3đ) Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy viết đoạn văn ngắn nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
Câu 3. (4đ) Phân tích đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)
PHÒNG GD&ĐT TUY AN
TRƯỜNG THCS LÊ DUẨN
GV: Nguyễn Thị Kim Oanh
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ II
Môn: Ngữ văn 9
Câu 1. (3đ)
Nhưng – Nhưng rồi – Và: thuộc phép thế (1đ)
Cô bé – Cô bé: thuộc phép lặp (0,5đ)
Cô bé – Nó: thuộc phép thế (0,5đ)
Yếu đuối – mạnh; hiền lành – ác: (trái nghĩa) (1đ)
Câu 2. (3đ)
* Yêu cầu chung:
- Học sinh làm đúng thể loại nghị luận xã hội.
- Nêu tác hại và bài học rút ra.
* Yêu cầu cụ thể:
- Học sinh làm được các ý sau:
+ Giới thiệu chung về trò chơi điện tử. (0,5đ)
+ Tác hại: (1,5đ)
. Sao nhãng học tập, ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, sức khoẻ.
. Gây ra các tệ nạn xã hội khác (trộm cắp, tiền bạc của gia đình và xã hội).
+ Bài học rút ra: (1đ)
. Cần phải tránh xa trò chơi điện tử.
. Liên hệ thực tế bản thân, lời khuyên cho những người khác.
Câu 3. (4đ)
* Yêu cầu chung:
- Học sinh làm đúng thể loại (nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ).
- Phân tích được nội dung và đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ.
* Yêu cầu cụ thể:
- Mở bài: (1đ) Giới thiệu chung về bài thơ (thể thơ, nhạc điệu, giọng điệu, cấu tứ, cảm xúc...)
Dẫn được đoạn thơ cần phân tích.
- Thân bài: (2đ) Cảm nhận của tác giả về mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, của cống hiến và hi sinh.
. Những nguyện ước bình dị, đơn sơ mà sâu sắc
“Ta làm con chim hót
………
Một nốt trầm xao xuyến”
. Ý nghĩa của cách dùng đại từ “tôi” và “ta”.
. Đây là tâm sự, là quan niệm, là phương châm sống, là ước mơ được hi sinh, được cống hiến.
. Sức gợi cảm của cái âm thanh “nốt trầm xao xuyến” của bài ca đất nước trong ngày xây dựng hoà bình.
. Lợi nguyện cầu thật khiêm tốn và trang trọng.
. Ý nghĩa nhan đề bài thơ:
“Một mùa xuân nho
TRƯỜNG THCS LÊ DUẨN
GV: Nguyễn Thị Kim Oanh
ĐỀ THI HỌC KỲ II
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1. (3đ) Mỗi câu đúng được 1 điểm
Trong các đoạn trích dưới đây thể hiện phép liên kết nào?
Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má (1đ)
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?” (1đ)
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê)
Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh (1đ)
(Nam Cao, Chí Phèo)
Câu 2. (3đ) Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy viết đoạn văn ngắn nêu ý kiến của em về hiện tượng đó.
Câu 3. (4đ) Phân tích đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)
PHÒNG GD&ĐT TUY AN
TRƯỜNG THCS LÊ DUẨN
GV: Nguyễn Thị Kim Oanh
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ II
Môn: Ngữ văn 9
Câu 1. (3đ)
Nhưng – Nhưng rồi – Và: thuộc phép thế (1đ)
Cô bé – Cô bé: thuộc phép lặp (0,5đ)
Cô bé – Nó: thuộc phép thế (0,5đ)
Yếu đuối – mạnh; hiền lành – ác: (trái nghĩa) (1đ)
Câu 2. (3đ)
* Yêu cầu chung:
- Học sinh làm đúng thể loại nghị luận xã hội.
- Nêu tác hại và bài học rút ra.
* Yêu cầu cụ thể:
- Học sinh làm được các ý sau:
+ Giới thiệu chung về trò chơi điện tử. (0,5đ)
+ Tác hại: (1,5đ)
. Sao nhãng học tập, ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, sức khoẻ.
. Gây ra các tệ nạn xã hội khác (trộm cắp, tiền bạc của gia đình và xã hội).
+ Bài học rút ra: (1đ)
. Cần phải tránh xa trò chơi điện tử.
. Liên hệ thực tế bản thân, lời khuyên cho những người khác.
Câu 3. (4đ)
* Yêu cầu chung:
- Học sinh làm đúng thể loại (nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ).
- Phân tích được nội dung và đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ.
* Yêu cầu cụ thể:
- Mở bài: (1đ) Giới thiệu chung về bài thơ (thể thơ, nhạc điệu, giọng điệu, cấu tứ, cảm xúc...)
Dẫn được đoạn thơ cần phân tích.
- Thân bài: (2đ) Cảm nhận của tác giả về mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, của cống hiến và hi sinh.
. Những nguyện ước bình dị, đơn sơ mà sâu sắc
“Ta làm con chim hót
………
Một nốt trầm xao xuyến”
. Ý nghĩa của cách dùng đại từ “tôi” và “ta”.
. Đây là tâm sự, là quan niệm, là phương châm sống, là ước mơ được hi sinh, được cống hiến.
. Sức gợi cảm của cái âm thanh “nốt trầm xao xuyến” của bài ca đất nước trong ngày xây dựng hoà bình.
. Lợi nguyện cầu thật khiêm tốn và trang trọng.
. Ý nghĩa nhan đề bài thơ:
“Một mùa xuân nho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyên Anh
Dung lượng: 53,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)