De thi hoc ki I Van lop 9 - Quang nam
Chia sẻ bởi Lê Vũ Văn Bản |
Ngày 12/10/2018 |
67
Chia sẻ tài liệu: De thi hoc ki I Van lop 9 - Quang nam thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 9
QUẢNG NAM Năm học: 2012 – 2013
Môn Ngữ Văn
Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1,0 điểm)
Có người cho rằng: “Thành ngữ lúng búng như ngậm hột thịt dùng để chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch”.
Ý kiến đó được trích dẫn theo cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao?
Thành ngữ được nói đến trong câu văn trên liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 2 (1,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
(Nguyễn Du, truyện Kiều)
Xác định từ tượng thanh có trong đoạn trích.
Từ “cửa” trong câu “Buồn trông cửa bể chiều hôm” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Tìm từ trái nghĩa với từ “buồn”.
Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3 (2,0 điểm)
Trình bày ngắn gọn điều em cảm nhận được về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Ánh trăng” (Nguyễn Duy).
Câu 4 (6,0 điểm)
Tưởng tượng trong một giấc mơ, em đã gặp và trò chuyện với anh thanh niên – nhân vật trong truyện “Lặng lẽ sapa” của nhà văn Nguyễn Thành Long.
Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.
----------HẾT----------
QUẢNG NAM Năm học: 2012 – 2013
Môn Ngữ Văn
Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1,0 điểm)
Có người cho rằng: “Thành ngữ lúng búng như ngậm hột thịt dùng để chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch”.
Ý kiến đó được trích dẫn theo cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao?
Thành ngữ được nói đến trong câu văn trên liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 2 (1,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
(Nguyễn Du, truyện Kiều)
Xác định từ tượng thanh có trong đoạn trích.
Từ “cửa” trong câu “Buồn trông cửa bể chiều hôm” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Tìm từ trái nghĩa với từ “buồn”.
Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3 (2,0 điểm)
Trình bày ngắn gọn điều em cảm nhận được về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Ánh trăng” (Nguyễn Duy).
Câu 4 (6,0 điểm)
Tưởng tượng trong một giấc mơ, em đã gặp và trò chuyện với anh thanh niên – nhân vật trong truyện “Lặng lẽ sapa” của nhà văn Nguyễn Thành Long.
Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.
----------HẾT----------
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Vũ Văn Bản
Dung lượng: 145,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)