đề thi học kì I
Chia sẻ bởi Phan Thanh Nhật |
Ngày 12/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: đề thi học kì I thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
CÂU I:Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm trong các câu thơ sau: a. "Đề huề lưng túi gió trăng, Sau chân theo một vài thằng con con." (Nguyễn Du, Truyện Kiều) b. "Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh." (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
BL:
a) Câu thơ thứ nhất:
"Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con."
Từ “chân” trong hai câu thơ này được dùng theo nghĩa gốc chỉ một bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng.
b) Câu thơ thứ hai:
"Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh."
Từ “chân” trong câu này được dùng theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ. “Chân” có nghĩa là phần dưới cùng của một số vật tiếp giáp, bám chặt vào mặt nền (như: chân tường, chân đồi, chân tủ...).
CÂU II:Viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về đức hi sinh
BL: - Giải thích nội dung, ý nghĩa của đức hy sinh trong cuộc sống: Đức hy sinh là một đức tính tốt đẹp của con người, là những suy nghĩ, hành động vì người khác, đặt lợi ích của người khác, của cộng đồng xã hội lên trên những lợi ích của bản thân mình. Người có đức hy sinh được mọi người yêu mến, trân trọng, được cộng đồng ngợi ca và tôn vinh.
- Những biểu hiện thực tế của đức hy sinh trong cuộc sống:
+ Trong cuộc sống, đức hy sinh được thể hiện vô cùng phong phú: trong lịch sử cũng như trong hiện tại, trong chiến tranh khốc liệt gian khổ cũng như trong thời bình, trong lao động, sản xuất, học tập... Nhiều lúc, đức hy sinh được thể hiện âm thầm bình dị mà thiêng liêng, cao quí (như sự hy sinh của cha mẹ dành cho con, của thầy cô giáo dành cho các thế hệ học trò...). Đặc biệt, Bác Hồ là tấm gương cao cả, đã hy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân.
+ Tuy vậy, trong cuộc sống vẫn còn không ít người có lối sống ích kỉ, chỉ chăm lo cho lợi ích của riêng mình mà không quan tâm đến người khác, không đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, xã hội đáng bị phê phán.
- Đức hy sinh từ lâu đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc mà chúng ta cần gìn giữ và không ngừng phát huy. Để giữ gìn và phát huy đức tính tốt đẹp đó, mỗi người cần có lòng nhân ái, biết yêu thương, quý trọng, biết lắng nghe, cảm thông và sẵn sàng chia sẻ với người khác.
CÂU III: Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ:(5 điểm) "Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào." (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
BL: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ trích:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm : Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Bài Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng (1958). Cả bài thơ là một bức tranh đẹp, tráng lệ về hình ảnh biển cả và người ngư dân.
2. Thân bài:
- Hình ảnh con người lao động (những ngư dân): Hình ảnh con người lao động được tái hiện trong khung cảnh lao động hăng say, khẩn trương, đầy hào hứng (Ta hát bài ca gọi cá vào - Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao). Trong khung cảnh đó, con người hiện lên khỏe khoắn, hứng khởi với tư thế hiên ngang, tầm vóc lớn lao sánh cùng vũ trụ (Thuyền ta lái gió với buồm trăng - Lướt giữa mây cao với biển bằng). Không chỉ lao động say mê, khai
BL:
a) Câu thơ thứ nhất:
"Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con."
Từ “chân” trong hai câu thơ này được dùng theo nghĩa gốc chỉ một bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng.
b) Câu thơ thứ hai:
"Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh."
Từ “chân” trong câu này được dùng theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ. “Chân” có nghĩa là phần dưới cùng của một số vật tiếp giáp, bám chặt vào mặt nền (như: chân tường, chân đồi, chân tủ...).
CÂU II:Viết một văn bản nghị luận (không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về đức hi sinh
BL: - Giải thích nội dung, ý nghĩa của đức hy sinh trong cuộc sống: Đức hy sinh là một đức tính tốt đẹp của con người, là những suy nghĩ, hành động vì người khác, đặt lợi ích của người khác, của cộng đồng xã hội lên trên những lợi ích của bản thân mình. Người có đức hy sinh được mọi người yêu mến, trân trọng, được cộng đồng ngợi ca và tôn vinh.
- Những biểu hiện thực tế của đức hy sinh trong cuộc sống:
+ Trong cuộc sống, đức hy sinh được thể hiện vô cùng phong phú: trong lịch sử cũng như trong hiện tại, trong chiến tranh khốc liệt gian khổ cũng như trong thời bình, trong lao động, sản xuất, học tập... Nhiều lúc, đức hy sinh được thể hiện âm thầm bình dị mà thiêng liêng, cao quí (như sự hy sinh của cha mẹ dành cho con, của thầy cô giáo dành cho các thế hệ học trò...). Đặc biệt, Bác Hồ là tấm gương cao cả, đã hy sinh cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân.
+ Tuy vậy, trong cuộc sống vẫn còn không ít người có lối sống ích kỉ, chỉ chăm lo cho lợi ích của riêng mình mà không quan tâm đến người khác, không đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, xã hội đáng bị phê phán.
- Đức hy sinh từ lâu đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc mà chúng ta cần gìn giữ và không ngừng phát huy. Để giữ gìn và phát huy đức tính tốt đẹp đó, mỗi người cần có lòng nhân ái, biết yêu thương, quý trọng, biết lắng nghe, cảm thông và sẵn sàng chia sẻ với người khác.
CÂU III: Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ:(5 điểm) "Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào." (Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
BL: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ trích:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm : Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Bài Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong thời gian ấy và in trong tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng (1958). Cả bài thơ là một bức tranh đẹp, tráng lệ về hình ảnh biển cả và người ngư dân.
2. Thân bài:
- Hình ảnh con người lao động (những ngư dân): Hình ảnh con người lao động được tái hiện trong khung cảnh lao động hăng say, khẩn trương, đầy hào hứng (Ta hát bài ca gọi cá vào - Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao). Trong khung cảnh đó, con người hiện lên khỏe khoắn, hứng khởi với tư thế hiên ngang, tầm vóc lớn lao sánh cùng vũ trụ (Thuyền ta lái gió với buồm trăng - Lướt giữa mây cao với biển bằng). Không chỉ lao động say mê, khai
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thanh Nhật
Dung lượng: 32,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)