Đề thi học kì 2

Chia sẻ bởi Mai Thị Kim Quỳnh | Ngày 27/04/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì 2 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NAM ĐỊNHNĂM HỌC: 2017-2018
Môn: Ngữ Văn– Lớp 9
ĐỀ CHÍNH THỨC

(Thời gian làm bài 120 phút)
Đề thi gồm 02 trang
Phần I: Tiếng Việt(2,0 điểm)
Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng vào bài làm.
Câu 1: Câu văn:“Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi.” (Tô Hoài) có chứa thành phần biệt lập nào?
Gọi- đáp. C. Cảm thán.
Tình thái. D. Phụ chú.
Câu 2: Phần được gạch chân trong câu:“Đối với chúng mình thì thế là sungsướng.” (Nam Cao) là thành phần
khởi ngữ. C. vị ngữ.
chủ ngữ. D. trạng ngữ.
Câu 3: Hai câu văn: “Họa sĩ nào cũng đến Sa Pa! Ở đấy tha hồ vẽ.”(Nguyễn Thành Long) được liên kết với nhau bằng
phép đồng nghĩa, trái nghĩa. C. phép thế.
phép lặp từ ngữ. D. phép nối.
Câu 4: Trong các câu thơ:“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.” (Hữu Thỉnh)
có sử dụng những biện pháp tu từ
so sánh và nhân hóa. C. ẩn dụ và so sánh.
hoán dụ vàẩn dụ. D. nhân hóa vàẩn dụ.
Câu 5: Câu văn:“ Thì má cứ kêu đi.” (Nguyễn Quang Sáng) là
câu nghi vấn. C. câu cầu khiến.
câu trần thuật. D. câu cảm thán.
Câu 6: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu:“Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồiđi vào lớp.” (Thanh Tịnh) thuộc kiểu câu
câuđơn. C. câu đặc biệt.
câu ghép. D. câu rút gọn.
Câu 7: Từ ngữ đượcđiền vào chỗ dấu ba chấm của câu “… là phần thông báo tuy không được diễnđạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữấy.” là
nghĩa tường minh. C. thuật ngữ.
hàmý. D. trường từ vựng.
Câu 8:Điểm giống nhau giữa khởi ngữ và trạng ngữ
đều là thành phần chính của câu. C. đều là thành phần biệt lập.
đều là thành phần phụ của câu. D. không phải là thành phần câu.



Phần II: Đọc - hiểu văn bản (2.0 điểm)
Em hãyđọcđoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầuở bên dưới:
Trong một “thế giới mạng”, ởđó hàng triệu người trong phạmvi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng In-tơ-net thì tính cộng đồng là mộtđòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đờiđùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễuđiều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe dọa. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quýấy thường lại không đậm nét trong việc làmăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mìnhở làng quê thời phong kiến. Ta có thể quan sát thấyđiềuđó ngay trong cả những việc nhỏ nhặt: Ví dụ vào thăm bảo tàng thì người Nhật túm tụm vào với nhau chăm chú nghe thuyết minh, còn người Việt Nam ta lại lập tức tản ra xem những thứ mình thích; người Hoa ở nước ngoài thường cưu mang nhau song người Việt lại thường đố kị nhau…
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới,
SGK Ngữ văn 9 - Tập 2, NXB Giáo dục, 2008tr.28)
Nêu phương thức biểuđạt chủ yếu củađoạn văn bản. (0,5 điểm)
Tác giảđã chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu nào của người Việt Nam? Nguyên nhân điểm yếuấy là gì? (1,0 điểm)
Để khắc phụcđiểm yếu mà tác giả đã nêu ra, chúng ta cần phải làm gì? (0,5 điểm)
Phần III: Làm văn (6,0 điểm)
Câu 1: Viết mộtđoạn văn chia sẻ suy nghĩ của em về mặt tích cực vàảnh hưởng tiêu cực của In- tơ-net hiện nay. (1,5điểm)
Câu 2: Cảm nhận của em vềđoạn thơ sau: (4,5điểm)
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Thị Kim Quỳnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)