đề thi học kì 2

Chia sẻ bởi trần thị Loan | Ngày 12/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: đề thi học kì 2 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT HÀM THUẬN BẮC
TRƯỜNG PTDTNT HÀM THẬN


(Không kể thời gian phát đề)
THI HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian làm bài : 120 phút



Họ và tên học sinh :........................................................... Số báo danh : ...................

ĐỀ
I. Văn - Tiếng Việt: (2 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn sau:
“(1)Trời rải mây trắng nhạt,biển mơ màng dịu hơi sương. (2)Trời âm u mây mưa ,biểm xám xịt nặng nề.(3) Trời ầm ầm giông gió,biển đục ngầu giận dữ.”
(Theo Vũ Tú Nam, Biển đẹp)
Câu 1 (1,0 điểm):
a. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên? Hãy phân tích cấu tạo câu ghép vừa tìm được.
b. Để liên kết các câu văn, tác giả đã dùng phép liên kết nào?
Câu 2 (1,0 điểm):
a. Truyện ngắn “Làng” (Kim Lân) đã xây dựng được tình huống truyện đặc sắc. Đó là tình huống nào?
b. Đoạn truyện bộc lộ một cách cảm động tâm trạng của ông Hai là đoạn ông trò truyện với đứa con Út .Qua những lời tâm sự với đứa con nhỏ, ta thấy rõ hơn ở ông Hai điều gì?
II. Làm văn: (8 điểm.)
Câu 1: (3 điểm.)
Trong loạt bài trên báo Tuổi trẻ chủ nhật bàn về thế hệ gấu bông có đề cập hai hiện tượng:
Một cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”.
Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc, sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được.
Là người con trong gia đình, em hãy trình bày suy nghĩ về hai hiện tượng trên qua một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi).
Câu 2 (5,0 điểm):
Vẻ đẹp về lối sống, tâm hồn của nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
BÀI LÀM :
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

ĐÁP ÁN :

Câu
Nội dung
Điểm

Câu 1:
(1,0 điểm)
 a. - Câu ghép: Cả 3 câu
- Phân tích:
+ Cụm chủ - vị 1: Trời// rải mây trắng nhạt,biển// mơ màng dịu hơi sương C V C V

+ Cụm chủ - vị 2: Trời// âm u mây mưa ,biển// xám xịt nặng nề.
C V C V
+ Cụm chủ - vị 3 : Trời// ầm ầm giông gió,biển// đục ngầu giận dữ
C V C V
0,25
0,25




b. Để liên kết các câu văn, tác giả đã dùng:
- Phép lặp từ ngữ: Lặp từ trời,biển
(Nếu HS chỉ gọi tên phép liên kết câu nhưng không chỉ rõ từ ngữ liên kết thì cho 0,25 điểm).

0,25
0,25

Câu 2:
(1,0 điểm)
 a. Truyện ngắn “Làng” (Kim Lân) đã xây dựng được tình huống truyện đặc sắc: Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông. Tình huống ấy là cái tin làng ông theo giặc, mà chính ông nghe được từ miệng những người tản cư dưới xuôi lên.
b. Đoạn truyện bộc lộ một cách cảm động tâm trạng của ông Hai là đoạn ông trò truyện với đứa con Út.
Đây thực chất là lời ông Hai tự nhủ với mình, tự giãi bày lòng mình;
Qua những lời tâm sự với đứa con nhỏ, ta thấy rõ hơn ở ông Hai:
+ Tình yêu sâu nặng với cái làng chợ Dầu của ông.
+ Tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ. Tình cảm ấy là sâu nặng, bền vững và thiêng liêng.


0,5




02,5
02,5


Câu 2:
(3,0 điểm)
 1/ Yêu cầu kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trần thị Loan
Dung lượng: 11,93KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)