Đề thi học kì 2
Chia sẻ bởi Lê Văn Bình |
Ngày 11/10/2018 |
61
Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì 2 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn thi: NGỮ VĂN - ĐỀ A
Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1:(2.0 điểm)
a. Chỉ ra phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn trích sau:
Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.
(Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB GDVN, 2016)
b. Tìm khởi ngữ trong đoạn trích sau đây:
Đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường thấp.
(Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB GDVN, 2016)
c. Tìm thành phần biệt lập trong đoạn trích sau và cho biết đó là thành phần biệt lập gì?
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
(Sang thu, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB GDVN, 2016)
Câu 2: (3.0 điểm)
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
(Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB GDVN, 2016)
Từ ý thơ trên, hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 30 dòng) trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện tình yêu quê hương của mỗi con người.
Câu 3: (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9, Tập hai, NXB GDVN, 2016)
………………………….Hết…………………………
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: NGỮ VĂN - ĐỀ A
Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
Câu 1
2.0đ
a. - Từ liên kết: Nó
- Phép thế
0.25
0.25
b. Khởi ngữ : Đối với việc làm người
0.5
c. - Hình như: là thành phần biệt lập.
- Thành phần tình thái
0.5
0.5
Câu 2
3.0đ
1. Kĩ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội; lập luận chặt chẽ, bố cục hợp lí; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp cơ bản…
0.5
2. Kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Giải thích:
- Quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên, có gia đình, có nhiều kỉ niệm thời thơ ấu, là nơi gắn bó máu thịt với chúng ta trong quá trình trưởng thành, là nguồn cội của mỗi con người. Hình bóng quê hương đi theo con người suốt cả cuộc đời, trở thành điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống. Nếu thiếu đi điểm tựa này, cuộc sống của con người trở nên chông chênh, lệch lạc.
- Hai câu thơ trên của Y Phương là lời người cha nói với con về ý chí nghị lực và khát vọng xây dựng quê hương của người đồng mình. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình : Tự đục đá kê cao quê hương => Đó cũng chính là cách thể hiện tình yêu quê hương của mỗi con người.
* Bàn luận về cách thể hiện tình yêu quê hương: Mỗi người đều có cách thể hiện tình yêu quê hương khác nhau. Tình yêu quê hương được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh, nó được biến thành việc làm và hành động cụ thể:
+ Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương.
+ Tình yêu quê hương luôn gắn với tình yêu gia đình, yêu xóm làng và yêu đất nước.
+ Luôn có ý thức xây dựng quê hương giàu đẹp
+ Phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương…
+ Không chê bai phản bội quê hương
+ Phê phán những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu, làm thay đổi dáng vẻ quê hương…
- Suy nghĩ của bản thân:
+ Xây dựng quê hương bằng bàn tay, khối óc, bằng những đóng góp cho cuộc sống …
+ Tu dưỡng đạo đức, tích lũy và trau dồi kiến thức.
+ Làm đẹp quê hương trong cách ứng xử cuộc sống hàng ngày…
+ Giữ gìn phong tục, tậpquán tốt đẹp của quê
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Văn Bình
Dung lượng: 116,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)