Đề thi học kì 1( cực hay)- Tự luận
Chia sẻ bởi Phan Ha |
Ngày 12/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì 1( cực hay)- Tự luận thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đề Kiểm Tra lớp 9 HK1
Câu 1:Vì sao vũ Nương phải chịu nổi oan khuất? Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?
Câu 2:Phân tích về những thành công về nghệ thuật Miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du Trong đoạn trích cảnh ngày xuân ?
Câu 3:Trong Tám cau cuối đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích”cảnh là thực hay hư? Mỗi cảnh đều có những nét riêng đồng thời có những nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều.Em hãy phân tích và chứng minh điều đó.
Câu 4 vì sao thúy Kiều tha bổng cho Hoạn Thư? việc làm ấy của Kiều hợp lý hay không hợp lý?là đúng hay đáng trách? Lý giải cách lựa chon của em
Câu 5: Qua bài thơ:Đồng chí.,Em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống pháp?
Câu 6:Xác định thời điểm ra đời của bài Ánh trăng liên hệ với cuộc đời của nhà thơ để phát biểu chủ đề bài thơ, theo cảm nhận của em, chủ đề ấy có gì liên quan đến dạo lý, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta.
Câu 7:Tình cảm sâu nặng và cao đẹp của ông sáu đối với con đã được thể hiện qua những chi tiết nào? Điều đó đã bộc lộ thêm nét đẹp gì trong tâm hồn của người cán bộ cách mạng ấy?
Hướng dẫn chấm đề KT Ngữ văn 9 HK1
Câu1:Nỗi oan khuất có nhiều nguyên nhân và được diễn tả rất sinh động, như một màn kịch ngắn, có xung đột có tắt nút có mở nút.H/s trình bày được các ý sau:
-Cuộc hôn nhân giửa trương sinh và Vũ Nương có phần không bình đẳng ( xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về).lời Vũ Nương:” thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu “.Cộng thêm cái thế cho Trương xin cái thế của người chồng , người đàn ông của chế độ gia trưởng phong kiến.
-Tính đa nghi của Trương Sinh .( dẫn chứng).
-Tình huống bất ngờ.Đó là lời nói của đứa trẻ ngây thơ.(dẫn chứng)
-Cách đối xử hồ đồ độc đoán của Trương Sinh ( dẫn chứng)Nút thắt ngày càng chặt dẫn đến cái shết oan nghiệt của Vũ Nương..
-Bi kịch của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến.
Câu 2:
-Phân tích khung cảnh ngày xuân ( dẫn chứng)
-Phân tích khung cảnh lễ hội trong tuyết thanh minh (dẫn chứng)
-Phân tích cảnh chị em Kiều du xuân trở về.( dẫn chứng)
Chốt lai: Đoạn thơ có kết cấu hợp lý, cách sử dụng từ ghép từ láy giàu chất tạo hình.Sự kết hợp giữa bút pháp tả cụ thể, chi tiết, và tính chất gợi có tính chất điểm xuyết, đột phá.
Câu 3:
Phân tích tám câu cuối thể hiện tâm trạng buồn lo của Kiều qua nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
-Diễn tả tâm trạng của Kiều, Nguyễn Du chon cách biểu hiện “Tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này”. Mỗi biểu hiên cảnh chiều tà bên bờ biển, từ “Cánh buồm thấp thoáng,” cánh “hoa trôi man mác” đến “nội cỏ rầu rầu,” tiếng sóng ầm ầm, đều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều.Sự cô đơn , thân phận nổi nênh vô định, nỗi buồn tha hương, lòng thương nhớ người yêu cha mẹ và cả sự bàng hoàng kinh sợ. Cảnh ở lầu Ngưng Bích là cảnh được nhìn qua tâm trạng. Tám câu cuối của đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng.
Câu 4.Trước những lời kêu ca của Hoạn Thư, Kiều đã phải thừa nhân đây là con người” khôn ngoan đế mực nói năng phải lời” Hoan Thư đưa Kiều đến chỗ khó xử: Tha ra thì cũng may đời – làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen” nàng đã răng đe Hoạn Thư rồi lại khoan dung độ lượng: “ Đã lòng tri quá thì nên” Hoan thư đã biết lỗi, đã xin tha thì Kiều cũng xử theo theo quan điểm triết lý dân gian” đánh người chạy đi chở không đánh người chạy lại”
Câu 5:
Cảm nhận:Bài thơ đồng chí của Chính HữuThể hiên hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị chân thực, cô đọng giàu sức biểu cảm
Câu 6:Nguyễn Duy tên là Nguyễn Duy Nhuệ sinh năm 1948 ở Thanh Hóa Năm 66 ông gia nhập quân đội vào binh chủng thông tin sau năm 1975 ông chuyễn về làm báo văn nghệ giải Phóng..Bài Ánh trăng được viết năm 78 khi tác giả công tác tại thành phố :
-Chủ đề : Từ một câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ và tình cả m đối với
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Ha
Dung lượng: 44,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)