Đề thi học kì 1

Chia sẻ bởi trịnh thị ngân | Ngày 27/04/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì 1 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Đề 1
PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả các câu hỏi:
“Hải Thượng Lãn Ông tên thực là Lê Hữu Trác, quê ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hải Dương. Ông không những là nhà y học, dược học nổi tiếng, mà còn là một nhà thơ nhà văn xuất sắc, một nhà tư tưởng tiến bộ của nước ta vào thế kỉ XVIII.
Năm 16 tuổi, tài học của cậu học trò Lê Hữu Trác đã nổi tiếng khắp xa gần. Một hôm chơi thuyền trên Hồ Tây, lúc lên chùa Trần Quốc ngâm thơ, các bạn đồng học cùng đi ân cần hỏi Trác:
- Này thầy Trác, sách có nghĩa từng pho, đời người muôn việc, chúng ta muốn học mà chưa biết cách, hãy nói cho nghe thử?
Lê Hữu Trác ngẫm nghĩ giây lát rồi nghiêm nghị trả lời:
- Trước hết tôi học ở người cày ruộng, người trồng dâu, người đốn củi, người đi săn, sau mới học ở sách.
- Nhưng học như thế nào? Làm sao học hết được?
- Phải, ở đời có mấy ai đọc hết sách của thiên hạ. Còn tôi , tôi đọc sách theo cách này: đọc sách biết nghĩa là khó, nhưng biết nghĩa cũng không khó bằng tìm ra và phân biệt được lí, mà thấy rộng được ngoài lí lại càng khó hơn. Bởi vậy xem một câu, tôi phải suy nghĩa ra trăm câu, thấy một việc tôi phải ngẫm ra trăm việc. Có thế, học mới hay.
Mọi người còn đang tấm tắc khen phải, Lê Hữu Trác lại nói:
- Kinh Thư có câu “biết không khó, làm mới khó”. Song theo ý đệ, làm nên việc mới là khó hơn cả.
(Theo Kiều Thu Hoạch, “Chuyện thầy trò đời xưa”, Nxb Giáo dục, trang 30)
a. Xác dịnh thành phần biệt lập gọi đáp và một khởi ngữ được sử dụng trong văn bản. (1 điểm)
b. Nêu ngắn gọn nội dung chính của văn bản trên. (1 điểm)
c. Danh y Hải Thượng Lãn Ông đã nêu lên phương pháp đọc sách của mình như thế nào? Từ đó, em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý nghĩa quan trọng của việc đọc sách bằng một đoạn văn ngắn từ 5 – 7 dòng.
PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ khép lại là lời của thủ lĩnh Xi –át-tơn nói với Tổng Thống thứ 14 của nước Mĩ Phreng-klin Pi- ơ-xơ:
Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất. Con người chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình.
(Ngữ văn 6, tập 2, Nxb Giáo dục, 2004)
Nếu là Tổng thống Hoa Kì thứ 14, nhận được bức thư này của thủ lĩnh Xi-át-tơn, em sẽ viết thư trả lời như thế nào?
Câu 2: (4 điểm)
Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1:
Trong tác phẩm Theo Giòng, nhà văn Thạch Lam viết:
Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức.
Bằng hiểu biết của em về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, em hãy làm rõ nhận định trên.
Đề 2:
Trình bày cảm nhận về vẻ đẹp hình ảnh tre qua hai đoạn trích sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đừng thẳng hàng.
(Viếng lăng Bác, Viễn Phương)
tre xanh
xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa…đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.
(Tre Việt Nam, Nguyễn Duy)


Đề 2

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: trịnh thị ngân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)