Đề thi học kì 1

Chia sẻ bởi Vũ Thị Thêu | Ngày 29/10/2018 | 241

Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì 1 thuộc Toán học 4

Nội dung tài liệu:



Trường:
Lớp: ............................................................
Họ và tên: ...................................................

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ I
Môn: TIẾNG VIỆT
Khối: BỐN
Năm học: ………………..
Ngày kiểm tra : ………….



Điểm
Lời nhận xét của Giáo viên
Chữ ký


...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................
...................................................................................................



Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm):
Đọc bài văn sau:
NHỮNG VẾT ĐINH
Cậu bé nọ tính hay cáu kỉnh. Cha cậu đưa cho cậu một túi đinh rồi bảo:
- Mỗi lần cáu ai, con hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu kiềm chế được cơn cáu giận, số đinh cậu đóng trên hàng rào ngày một ít. Cậu nhận thấy kiềm chế cơn giận còn dễ hơn là phải đóng một cái đinh lên hàng rào.
Đến một ngày, cậu đã không cáu bẳn với ai một lần nào trong suốt cả ngày. Cậu thưa với cha. Người cha bảo:
- Sau một ngày mà con không hề cáu giận ai, con hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào.
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé hãnh diện khoe với cha rằng không còn một cái đinh nào trên hàng rào. Cha liền dẫn cậu đến bên hàng rào, bảo:
- Con đã làm một việc rất tốt. Nhưng hãy nhìn lên hàng rào. Dù con đã nhổ đinh đi, vết đinh vẫn còn. Nếu con xúc phạm ai đó trong cơn giận, lời xúc phạm của con cũng giống như những vết đinh này: Chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác. Mà vết thương tinh thần còn tệ hơn những vết đinh rất nhiều.
Theo Mai Văn Khôi
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1. (0,5 đ M1) Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào?
A.Mỗi lần cáu ai, đóng một cái đinh lên hàng rào.
B. Mỗi lần cáu ai, nhổ một cái đinh trên hàng rào.
C. Mỗi ngày đóng một cái đinh lên hàng rào.
D. Mỗi ngày nhổ một cái đinh khỏi hàng rào.
Câu 2. (0,5 đ M1)Khi cậu bé đã kiềm chế được tính nóng nảy, người cha bảo cậu làm gì?
Mỗi ngày đóng một cái đinh lên hàng rào.
Mỗi ngày nhổ một cái đinh khỏi hàng rào.
Sau một ngày không cáu ai, đóng một cái đinh lên hàng rào.
Sau một ngày không cáu ai, nhổ một cái đinh khỏi hàng rào.
Câu 3. (0,5 đ M1) Khi hàng rào không còn chiếc đinh nào, người cha nói gì?
A. Con đã biết kiềm chế cơn tức giận. B. Dù con đã nhổ hết đinh, vết đinh vẫn còn.
C. Con đã biết tôn trọng, không xúc phạm mọi người. D. Con là một người tốt.
Câu 4. (0,5 đ M2) Theo em, người cha trong truyện là người như thế nào?
A. Biết dạy con cách kiềm chế cơn tức giận. B. Biết cách dạy con về lòng nhân hậu.
C. Biết cách tránh xúc phạm người khác. D. Biết cách chữa vết thương tinh thần.
Câu 5. (1 đ) Theo em, từ những vết đinh, người cha khuyên con điều gì?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 6. (0.5đ M1). Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
nô nức, dẻo dai, ghi nhớ, cứng cáp B.nô nức, mộc mạc, cứng cáp, nhũn nhặn.
bờ bãi, nô nức, mộc mạc, vững chắc. D.ghi nhớ, bờ bãi, dẻo dai, cứng cáp.
Câu 7 (0.5đ M2): Có bao nhiêu từ đơn, bao nhiêu từ ghép trong câu sau: Cậu bé nọ tính hay cáu kỉnh.
A. 5 từ đơn, 1 từ phức B. 3 từ đơn, 2 từ phức
C. 1 từ đơn, 3 từ phức D. 2 từ đơn, 2 từ phức
Câu 8 (0.5đ M2).dòng nào dưới đây ghi đúng các từ ghép phân loại:
nhà lá, nhà cửa, nhà sàn, xe máy, xe đạp B. nhà lá, nhà sàn, xe máy, xe đạp, xe cộ
C.nhà sàn, xe máy, sách vở, sách toán D.nhà lá, nhà sàn, xe máy, xe đạp, sách toán
Câu9. (0,5 đ M4) Em hãy đặt câu có dấu hai chấm dùng để dẫn lời nói của nhân vật.

Tập làm văn
Đề bài :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Thêu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)