Đề thi học kì 1
Chia sẻ bởi NGUYỄN THỊ THU NHÀN |
Ngày 24/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì 1 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 120 phút
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ THU NHÀN
Trường THCS Giang Sơn
Câu 1: (3,0 điểm)
Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ trích bài Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn của Trần Đăng Khoa:
"Ôi, đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong trái tim người Như đá vững bền, như đá tốt tươi..
(Viết tại Đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa Mùa khô 1981)
Câu 2. (7.0 điểm)
“Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa.
Từ mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thương quê nhà.
Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa
Ngàn bão tố phong ba ta vượt qua, vượt qua….”
(Nơi đảo xa - Thế Song)
Từ lời bài hát trên, bằng những hiểu biết xã hội, em hãy viết một bài nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Câu 3: (10 điểm)
Cùng viết về tình cha con nhưng hai tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao và Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng lại có những khám phá sáng tạo riêng, độc đáo. Bằng cảm nhận của mình về tình cha con trong hai tác phẩm, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
..............................................Hết.............................................
Giám thị không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
MÔN: Ngữ văn-Lớp 9
Nội dung cần đạt
Biểu điểm
Câu 1 (3,0 điểm)
Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ trích bài Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn của Trần Đăng Khoa:
"Ôi, đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong trái tim người Như đá vững bền, như đá tốt tươi..."
(Đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa
Mùa khô 1981)
3,0 điểm
* Các biên pháp tu từ trong đoạn thơ:
- Điệp từ: "đảo","sinh tồn", "chúng tôi".
- Nhân hóa: "Đảo vẫn sinh tồn"
- So sánh: "Chúng tôi" như "hòn đá ngàn năm trong trái tim người", như "đá vững bền, như đá tốt tươi".
1,0 diểm
* Học sinh phân tích được tác dụng:
- Điệp từ "đảo" "sinh tồn" (đảo Sinh Tồn, đảo thân yêu, sinh tồn trên mặt đảo, đảo vẫn sinh tồn) vừa giới thiệu về hòn đảo linh thiêng của Tổ quốc vừa thể hiện được sức sống mãnh liệt của hòn đảo giữa biển khơi cũng như người lính đảo. Điệp từ "chúng tôi" - nhấn mạnh hình tượng trung tâm của đoạn thơ - người lính đảo - những người đang đối mặt với khó khăn khắc nghiệt nơi đảo xa.
- Hình ảnh nhân hóa "Đảo vẫn sinh tồn" sự trường tồn của biển đảo quê hương.
- Đặc biệt hình ảnh so sánh: "Chúng tôi" như "hòn đá ngàn năm trong trái tim người", như "đá vững bền, như đá tốt tươi". Khẳng định sự kiên cường bất khuất của những chiến sỹ nơi đảo xa. Dù không có mưa trên đảo, dù khắc nghiệt của gió bão biển khơi nhưng họ vẫn bền gan vững chí để giữ gìn biển đảo quê hương.
2 điểm
Câu 2: (7.0 điểm)
* Yêu cầu về hình thức:
- Xác định đúng kiểu bài nghị luận xã hội.
- Bố cục mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, văn viết có hình ảnh.
* Yêu cầu về nội dung:
a. Mở bài.
- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận
b. Thân bài.
* Khẳng định chủ quyền lãnh thổ, suy nghĩ về cuộc sống của những người lính.
- Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền, thềm lục địa và rất nhiều hải đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền, trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
- Các anh là những người sống trong một hoàn cảnh có nhiều khó khăn gian khổ: sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố,…
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 120 phút
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ THU NHÀN
Trường THCS Giang Sơn
Câu 1: (3,0 điểm)
Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ trích bài Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn của Trần Đăng Khoa:
"Ôi, đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong trái tim người Như đá vững bền, như đá tốt tươi..
(Viết tại Đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa Mùa khô 1981)
Câu 2. (7.0 điểm)
“Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa.
Từ mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thương quê nhà.
Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa
Ngàn bão tố phong ba ta vượt qua, vượt qua….”
(Nơi đảo xa - Thế Song)
Từ lời bài hát trên, bằng những hiểu biết xã hội, em hãy viết một bài nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Câu 3: (10 điểm)
Cùng viết về tình cha con nhưng hai tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao và Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng lại có những khám phá sáng tạo riêng, độc đáo. Bằng cảm nhận của mình về tình cha con trong hai tác phẩm, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
..............................................Hết.............................................
Giám thị không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
MÔN: Ngữ văn-Lớp 9
Nội dung cần đạt
Biểu điểm
Câu 1 (3,0 điểm)
Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ trích bài Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn của Trần Đăng Khoa:
"Ôi, đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong trái tim người Như đá vững bền, như đá tốt tươi..."
(Đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa
Mùa khô 1981)
3,0 điểm
* Các biên pháp tu từ trong đoạn thơ:
- Điệp từ: "đảo","sinh tồn", "chúng tôi".
- Nhân hóa: "Đảo vẫn sinh tồn"
- So sánh: "Chúng tôi" như "hòn đá ngàn năm trong trái tim người", như "đá vững bền, như đá tốt tươi".
1,0 diểm
* Học sinh phân tích được tác dụng:
- Điệp từ "đảo" "sinh tồn" (đảo Sinh Tồn, đảo thân yêu, sinh tồn trên mặt đảo, đảo vẫn sinh tồn) vừa giới thiệu về hòn đảo linh thiêng của Tổ quốc vừa thể hiện được sức sống mãnh liệt của hòn đảo giữa biển khơi cũng như người lính đảo. Điệp từ "chúng tôi" - nhấn mạnh hình tượng trung tâm của đoạn thơ - người lính đảo - những người đang đối mặt với khó khăn khắc nghiệt nơi đảo xa.
- Hình ảnh nhân hóa "Đảo vẫn sinh tồn" sự trường tồn của biển đảo quê hương.
- Đặc biệt hình ảnh so sánh: "Chúng tôi" như "hòn đá ngàn năm trong trái tim người", như "đá vững bền, như đá tốt tươi". Khẳng định sự kiên cường bất khuất của những chiến sỹ nơi đảo xa. Dù không có mưa trên đảo, dù khắc nghiệt của gió bão biển khơi nhưng họ vẫn bền gan vững chí để giữ gìn biển đảo quê hương.
2 điểm
Câu 2: (7.0 điểm)
* Yêu cầu về hình thức:
- Xác định đúng kiểu bài nghị luận xã hội.
- Bố cục mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, văn viết có hình ảnh.
* Yêu cầu về nội dung:
a. Mở bài.
- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận
b. Thân bài.
* Khẳng định chủ quyền lãnh thổ, suy nghĩ về cuộc sống của những người lính.
- Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền, thềm lục địa và rất nhiều hải đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền, trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
- Các anh là những người sống trong một hoàn cảnh có nhiều khó khăn gian khổ: sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố,…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: NGUYỄN THỊ THU NHÀN
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)