Đề thi học kì 1

Chia sẻ bởi Phan Văn Đức | Ngày 11/10/2018 | 114

Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì 1 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHÂU THÀNH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2016-2017
Môn Ngữ văn, Lớp 8

Đề chính thức

Thời gian: 120 phút (không kể phát đề)


I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (2,0 đ) - Thời gian làm bài 10 phút
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6
Để làm được một cái bánh phồng, người làm bánh phải trải qua nhiều khâu và tất nhiên khi ra đến thành phẩm cũng hết sức công phu. Nếp phải là nếp “rặt” (nếp nguyên chất) và chỉ có một vài loại nếp mới làm được như nếp Bà Bóng, nếp Ruồi hoặc nếp Sáp. Nếp mua về đem đến nhà máy tuốt lại cho thật trắng rồi sau đó sàng loại bỏ tấm. Đây là khâu quan trọng vì hạt tấm tuy nhỏ nhưng khi quết nó vẫn còn nguyên và làm cho bánh không nhuyễn mịn. Theo công thức chế biến một chiếc bánh thì nếp phải ngâm từ khoảng 8 đến 10 tiếng đồng hồ là dùng được, cứ 10 cân nếp phải quết 800 chày và cần 1,5 kg đường cát trắng với 6 trái dừa loại lớn. Dừa thì chọn loại ngon để lấy nước cốt cho vào nếp. Dừa phải khô vừa, nếu mới rám thì độ béo sẽ kém mà khô quá thì bánh sẽ hôi dầu.
Tôi bước ra sau nhà mà vẫn còn nghe tiếng chày quết bánh “thịch thình” dội đến. Bên ngoài, dưới vườn cây mát rượi, bốn chàng thanh niên lực lưỡng đang ngồi cùng nhau bàn tính để thiết kế chày theo kiểu đòn bẩy. Qua quan sát tôi thấy đầu chày là một khúc gỗ to, hình trụ, theo lực đòn bẩy bổ xuống cối xôi đang nghi ngút khói. Ở trước mặt cối là một người phụ nữ luôn tay trở khối xôi sắp thành bột này. Theo lời chị Út kể, người trở bột phải “có nghề” thì bánh mới ngon. Có thể nói, trong nhiều khâu làm bánh thì đây là khâu quyết định vì nếu người làm vụng thì bột bánh sẽ bị đơ ra, không nhuyễn, khi cán sẽ còn rất nhiều hột lội và bánh sẽ bị chai. Chính vì thế nên tiền công của người trở bột cao hơn người quết đến 20%....
( trích Bánh phồng Sơn Đốc, Tài liệu dạy học Ngữ văn trung học cơ sở tỉnh Bến Tre)
Câu 1: Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
A. tự sự, miêu tả, biểu cảm C. miêu tả, biểu cảm, thuyết minh
B. tự sự, thuyết minh, nghị luận D. thuyết minh, miêu tả, tự sự
Câu 2: Từ nào sau đây là từ tượng hình?
A. công phu B. thịch thình C. nghi ngút D. quyết định
Câu 3: Dòng nào sau đây là câu ghép?
A. Dừa thì chọn loại ngon để lấy nước cốt cho vào nếp.
B. Dừa phải khô vừa, nếu mới rám thì độ béo sẽ kém mà khô quá thì bánh sẽ hôi dầu.
C. Bên ngoài, dưới vườn cây mát rượi, bốn chàng thanh niên lực lưỡng đang ngồi cùng nhau bàn tính để thiết kế chày theo kiểu đòn bẩy.
D. Qua quan sát tôi thấy đầu chày là một khúc gỗ to, hình trụ, theo lực đòn bẩy bổ xuống cối xôi đang nghi ngút khói.
Câu 4: Dấu ngoặc kép trong câu Theo lời chị Út kể, người trở bột phải “có nghề” thì bánh mới ngon. được dùng để làm gì?
A. đánh dấu từ ngữ dẫn trực tiếp C. đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai
B. đánh dấu từ ngữ hiểu theo nghĩa đặc biệt D. đánh dấu (báo trước ) lời dẫn trực tiếp
Câu 5: Trong đoạn trích, tác giả không sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
A. phương pháp liệt kê C. phương pháp so sánh
B. phương pháp dùng số liệu D. phương pháp phân loại, phân tích
Câu 6: Dòng nào là nội dung chủ yếu của đoạn trích trên?
A. giới thiệu cách chọn nếp để làm bánh phồng Sơn Đốc
B. giới thiệu các nguyên liệu để làm bánh phồng Sơn Đốc
C. giới thiệu khâu quết bánh khi làm bánh phồng Sơn Đốc
D. giới thiệu một số khâu khi làm bánh phồng Sơn Đốc
*Đọc và trả lời tiếp các câu 7, 8
Câu 7: Dấu nào sau đây không phải là dấu câu?
A. dấu gạch nối B.dấu gạch ngang C.dấu ngoặc đơn D. dấu ngoặc kép
Câu 8: Đề bài nào sau đây có yêu cầu thuyết minh về thể loại văn học?
A. Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh
B. Giới thiệu các giá trị
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Văn Đức
Dung lượng: 90,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)