Đề Thi Hóa 9 HK I
Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Đồng |
Ngày 15/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: Đề Thi Hóa 9 HK I thuộc Hóa học 9
Nội dung tài liệu:
Trường thcs mai lâm
Đề thi Học kì I
Môn: Hoá học – Lớp 9
Năm học 2007 - 2008
Thời gian làm bài:………
Phần trắc nghiệm khách quan.
Câu 1: (1 điểm)
Dãy chất nào sau đây tác dụng được hết với dung dịch H2SO4 loãng?
a. Cu; ZnO; Fe2O3. b. Al(OH)3; Al2O3; Ag.
c. CuO; SO2; Al. d. Zn; Al2O3; Ca(OH)2.
Câu 2: (1 điểm)
Có thể dùng dung dịch NaOH để phân biệt hai muối nào có trong các cặp sau:
Dung dịch FeSO4và dung dịch Fe2(SO4)3.
Dung dịch NaCl và dung dịch BaCl2.
Dung dịch KNO3 và dung dịch Ba(NO3)2.
Dung dịch Na2S và dung dịch BaS.
Câu 3: (1 điểm)
Oxit nào sau đây được dùng làm chất hút ẩm (chất làm khô) trong phòng thí nghiệm?
a. Cuo. b. ZnO. c. CaO. d. PbO.
II. Phần tự luận:
Câu 1: (2 điểm)
Nêu phương pháp hoá học để phân biệt được 5 dung dịch không màu sau: K2SO4; NaOH; HCl; H2SO4; Ba(OH)2. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
Câu 2: (2 điểm )
Hoà tan một lượng kim loại Natri vào nước thu được dung dịch A và khí B. Cho hỗn hợp kim loại gồm nhôm và sắt vào dung dịch A dư, phản ứng xong thu được khí B, dung dịch C và chất rắn D. Đốt chất rắn D vào khí Clo dư thu được chất rắn E. Hoà tan chất rắn E trong dung dịch A dư thu được kết tủa G màu vàng nâu. Lọc chất kết tủa G đem nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn H. Hãy xác định công thức hoá học của các chất A, B, C, D, E, G, H và viết phương trình hoá học xảy ra của các phản ứng.
Câu 3. (3 điểm)
Hoà tan hoàn toàn 9,2g hỗn hợp gồm kim loại sắt và đồng vào 200 ml dung dịch axit sunfuric (loãng) nồng độ 0,5M. Phản ứng xong thu được 1,12 lít khí (đktc).
Viết PTHH của phản ứng.
Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Tính nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng (biết thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi đáng kể).
(H = 1; Cu = 64; Fe = 56; O = 16; S = 32).
Trường thcs mai lâm
đáp án – thang điểm
Môn: Hoá học – Lớp 9 học kỳ i
Năm học 2007 - 2008
Thời gian làm bài:………
A. Phần trắc nghiệm.
Câu 1: (1đ)
Chọn D.
Câu 2: (1đ)
Chọn A.
Câu 3: (1đ)
Chọn C.
II. Phần tự luận:
Câu 1:
Nhận biết được từng chất (1,5đ)
Viết đúng PTHH (0,5đ)
Câu 2:
Xác định được các CTHH của mỗi chất (0,75đ)
Viết đủ 5 PTHH (1,25đ)
Câu 3.
Viết đúng PTHH (0,5đ)
Tính đúng số mol các chất đầu bài cho (0,5đ)
Tính được thành phần theo khối lượng (1đ)
Tính được nồng độ mol của các chất sau phản ứng (1đ).
Đề thi Học kì I
Môn: Hoá học – Lớp 9
Năm học 2007 - 2008
Thời gian làm bài:………
Phần trắc nghiệm khách quan.
Câu 1: (1 điểm)
Dãy chất nào sau đây tác dụng được hết với dung dịch H2SO4 loãng?
a. Cu; ZnO; Fe2O3. b. Al(OH)3; Al2O3; Ag.
c. CuO; SO2; Al. d. Zn; Al2O3; Ca(OH)2.
Câu 2: (1 điểm)
Có thể dùng dung dịch NaOH để phân biệt hai muối nào có trong các cặp sau:
Dung dịch FeSO4và dung dịch Fe2(SO4)3.
Dung dịch NaCl và dung dịch BaCl2.
Dung dịch KNO3 và dung dịch Ba(NO3)2.
Dung dịch Na2S và dung dịch BaS.
Câu 3: (1 điểm)
Oxit nào sau đây được dùng làm chất hút ẩm (chất làm khô) trong phòng thí nghiệm?
a. Cuo. b. ZnO. c. CaO. d. PbO.
II. Phần tự luận:
Câu 1: (2 điểm)
Nêu phương pháp hoá học để phân biệt được 5 dung dịch không màu sau: K2SO4; NaOH; HCl; H2SO4; Ba(OH)2. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
Câu 2: (2 điểm )
Hoà tan một lượng kim loại Natri vào nước thu được dung dịch A và khí B. Cho hỗn hợp kim loại gồm nhôm và sắt vào dung dịch A dư, phản ứng xong thu được khí B, dung dịch C và chất rắn D. Đốt chất rắn D vào khí Clo dư thu được chất rắn E. Hoà tan chất rắn E trong dung dịch A dư thu được kết tủa G màu vàng nâu. Lọc chất kết tủa G đem nung đến khối lượng không đổi thu được chất rắn H. Hãy xác định công thức hoá học của các chất A, B, C, D, E, G, H và viết phương trình hoá học xảy ra của các phản ứng.
Câu 3. (3 điểm)
Hoà tan hoàn toàn 9,2g hỗn hợp gồm kim loại sắt và đồng vào 200 ml dung dịch axit sunfuric (loãng) nồng độ 0,5M. Phản ứng xong thu được 1,12 lít khí (đktc).
Viết PTHH của phản ứng.
Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Tính nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng (biết thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi đáng kể).
(H = 1; Cu = 64; Fe = 56; O = 16; S = 32).
Trường thcs mai lâm
đáp án – thang điểm
Môn: Hoá học – Lớp 9 học kỳ i
Năm học 2007 - 2008
Thời gian làm bài:………
A. Phần trắc nghiệm.
Câu 1: (1đ)
Chọn D.
Câu 2: (1đ)
Chọn A.
Câu 3: (1đ)
Chọn C.
II. Phần tự luận:
Câu 1:
Nhận biết được từng chất (1,5đ)
Viết đúng PTHH (0,5đ)
Câu 2:
Xác định được các CTHH của mỗi chất (0,75đ)
Viết đủ 5 PTHH (1,25đ)
Câu 3.
Viết đúng PTHH (0,5đ)
Tính đúng số mol các chất đầu bài cho (0,5đ)
Tính được thành phần theo khối lượng (1đ)
Tính được nồng độ mol của các chất sau phản ứng (1đ).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Đồng
Dung lượng: 4,95KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)