De thi HKII Van 7

Chia sẻ bởi Lich Tran | Ngày 14/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: de thi HKII Van 7 thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Phòng GD-ĐT Dầu Tiếng


ĐỀ THI KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN
LỚP 7 - HỌC KÌ II
Năm học : 2011-2012
Thời gian: 90 phút
* Đề chính thức
Phần I: Trắc nghiệm : ( 3điểm )10 phút , mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới :
‘‘Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi ! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời ! Thế đê không sao cự lại được với thế nước ! Lo thay ! Nguy thay ! Khúc đê này hỏng mất.
....
Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
- Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi !
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng :
- Đê vỡ rồi !... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày !
Có biết không ?...Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ?
Không còn phép tắc gì nữa à ?”
(Sống chết mặc bây – Phạm Duy Tốn )

1. Truyện ngắn Sống chết mặc bay được viết theo phương thức biểu đạt:
A. Miêu tả C. Tự sự
B. Biểu cảm D. Nghị luận

2. Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật đó là:
A. Đam mê cờ bạc C. Nhẫn tâm và vô trách nhiệm
B. Rất hống hách D. Cả 3 ý trên đều đúng


Câu 3 : Xác định đúng nội dung của văn bản Sống chết mặc bay?
A.Kể chuyện chống lũ lụt. C. Miêu tả cảnh sông nước .
B .Giải thích nguồn gốc lũ lụt. D. Tố cáo xã hội phong kiến.

4. Trong các câu dưới đây, câu đặc biệt là:
A. Trời mưa tầm tã. C. Sức người khó lòng địch nổi với sức trời.
B. Lo thay ! Nguy thay ! D. Khúc đê này hỏng mất.

5. Trong câu văn: - Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi ! Dấu chấm lửng (...) dùng để:
A. Tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng chưa liệt kê hết.
B. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
C. Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.
D. Thể hiện chỗ lời nói bị bỏ dở.

6. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu văn sau :Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời :
A. Liệt kê C. So sánh
B. Điệp ngữ D. Ẩn dụ


Phần II: Tự luận (7 điểm ) 80 phút .

Câu 1: Qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng , em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 7 dòng nêu cảm nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu . (1điểm)

Câu 2 : Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. (6 điểm )











HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần I: Trắc nghiệm (6 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm, tổng cộng 3 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6

Đáp án
C
D
D
B
C
A


Phần II: Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 : (1 điểm)
Biết dùng từ, đặt câu, sử dụng được câu nêu luận điểm và những câu triển khai luận điểm, diễn đạt trôi chảy, trong sáng . Biết trình bày những cảm nghĩ thật chân thành của mình về Bác Hồ kính yêu .

Câu 2 : ( 6 điểm )
*dung: (5 điểm)
1. Mở bài: Rừng là tài nguyên vô giá, đem lại lợi ích to lớn cho cuộc sống của con người. Bảo vệ rừng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. (0,5đ)
2.Thân bài: Chứng minh để làm rõ 2 luận điểm chính : (4đ)

- Luận điểm 1 : Rừng đem đến cho con người nhiều lợi ích.
+ Rừng gắn bó chặt chẽ với lịch sử dựng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lich Tran
Dung lượng: 122,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)