Đề thi HKII Sinh 7

Chia sẻ bởi Phan Hoàng Anh | Ngày 15/10/2018 | 113

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HKII Sinh 7 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT QUẬN 3


TRƯỜNG THCS PHAN SÀO NAM



MA TRẬN ĐỀ THI HKII SINH 7
Niên học : 2016- 2017

Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng




Cấp độ thấp
Cấp độ cao

Lớp Lưỡng cư
Nêu được đặc điểm chung.
Nêu sự thích nghi của cấu tạo với môi trường sống.

Liên hệ kiến thức đã học và tổng kết, so sánh.

Số câu : 3
Số diểm: 5,0
Tỉ lệ : 50%
Số câu :1
2,5 điểm = 50%
Số câu :1
1,5 điểm = 30%

Số câu :1
1,0 điểm = 20%

Lớp Bò sát

Nêu được cấu tạo qua hình vẽ.

Qua hình vẽ miêu tả động tác.Liên hệ thực tế.


Số câu : 2
Số diểm: 3,5
Tỉ lệ : 35%
Số câu :1
1,5điểm = 43%

Số câu :1
2,0 điểm = 57%


Lớp Thú


Nêu sự thích nghi của cấu tạo với môi trường sống.



Số câu : 1
Số diểm: 1,5
Tỉ lệ : 15%

Số câu :1
1,5 điểm = 100%



Tổng số câu
6
2 câu
4 điểm
( 40% )
2 câu
3,0 điểm
(30 % )
1 câu
2 điểm ( 20 % )
1 câu
1,0 điểm ( 10 %)

















KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn Sinh 7 (Thời gian: 45 phút)
Năm học: 2016-2017

ĐỀ THAM KHẢO
Câu 1: Em hãy trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay. ( 1,5 điểm )
Câu 2 : Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước?
( 1,5 điểm )
Câu 3 : Nêu đặc điểm chung lớp lưỡng cư. ( 2,5 điểm )
Câu 4: Xem hình sau, dựa vào đó miêu tả thứ tự các động tác của thân và đuôi khi thằn lằn di chuyển, ứng với thứ tự cử động của chi trước và chi sau. (2,0 điểm )


Câu 5: Đọc đoạn thông tin sau, dựa vào đó lập bảng so sánh khác nhau về tuần hoàn của bò sát và chim: (1,0 điểm )
« Thằn lằn cũng có 2 vòng tuần hoàn, song tâm thất có 1 vách hụt ngăn tạm thời tâm thất thành 2 nửa nên máu ít bị pha hơn.
Sống hoàn toàn trên cạn nên phổi là cơ quan hô hấp duy nhất của thằn lằn. So với phổi ếch, phổi thằn lằn có cấu tạo phức tạp hơn, có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh.» Trích SGK sinh học 7/ trang 128.
« Tim có cấu tạo hoàn thiện, với dung tích lớn so với cơ thể. Tim 4 ngăn, gồm 2 nửa phân tách nhau hoàn toàn là nửa trái (chứa máu đỏ tươi) và nửa phải (chứa máu đỏ thẫm), máu không bị pha trộn, đảm bảo cho sự trao đổi chất mạnh ở chim. Mỗi nửa tim, tâm nhĩ và tâm thất thông với nhau, có van giữ cho máu chỉ chảy theo một chiều.» Trích SGK sinh học 7/ trang 140.
Câu 6: chú thích hình sơ đồ cấu tạo bộ não thằn lằn ( 1,5 điểm )

ĐÁP ÁN

Câu 1: (1,5đ)
Dơi có màng cánh rộng,/ thân ngắn và hẹp/ nên có cách bay thoăn thoắt,/ thay hướng đổi chiều linh hoạt./ Chân yếu có tư thế bám vào cành cây treo ngược cơ thể./ Khi bắt đầu bay chân rời vật bám, tự buông mình từ cao./
Câu 2: (1,5đ)
_ Đặc điểm ở cạn: Ếch di chuyển trên cạn nhờ bốn chi có ngón/, thở bằng phổi và qua lớp da ẩm, /mắt có mi, tai có màng nhĩ./
_ Đặc điểm ở nước: đầu dẹp nhọn khớp với thân thành một khối rẽ nước khi bơi,/ chi sau có màng bơi;/ da tiết chất nhầy làm giảm ma sát khi bơi./
Câu 3 : (2,5đ)
_ Da trần và ẩm ướt,/ di chuyển bằng bốn chi,/ hô hấp bằng phổi và da,/ có hai vòng tuần hoàn,/ tim 3 ngăn,/ tâm thất chứa máu pha,/ là động vật biến nhiệt,/ sinh sản trong môi trường nước,/ thụ tinh ngoài,/ nòng nọc phát triển qua biến thái./
Câu 4 : (2,0đ)
_ Khi bò thằn lằn uốn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Hoàng Anh
Dung lượng: 87,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)