ĐỀ THI HKII NV8( ĐAO)

Chia sẻ bởi Trần Ngọc Đào | Ngày 11/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HKII NV8( ĐAO) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NĂM CĂN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011
TRƯỜNG THCS XÃ TAM GIANG MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài : 90 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ BÀI

Trả lời những câu hỏi sau bằng ghi ra giấy kiểm tra chữ cái trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Những tác phẩm nào sau đây thuộc thể thơ trữ tình?
A. Nhớ rừng, Khi con tu hú, Ngắm trăng. B. Thuế máu, Nước Đại Việt ta.
C. Bàn luận về phép học, Đi bộ ngao du. D. Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô.
Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Khi con tu hú” chính là tác giả?
A. Đúng B. Sai
Câu 3: Nhận xét nào không đúng với bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
A. Quê hương là sự mở đầu cho nguồn cảm hứng viết về quê hương của Tế Hanh.
B.Quê hương thể hiện tình cảm quê hương tha thiết, trong sáng của nhà thơ Tế Hanh.
C.Quê hương là một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển.
D.Quê hương mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết.
Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng về nội dung chủ yếu văn bản “Thuế máu”?
A.Vạch trần thủ đoạn của chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của chúng trong các cuộc chiến tranh tàn tàn khốc.
B.Tố cáo chính sách thuế khoá hà khắc của thực dân trong khi cai trị các nước thuộc địa.
C.Nói lên nỗi khổ của những người bị bắt đi lính cũng như nỗi bất công mà họ phải gánh chịu khi chiến tranh kết thúc.
D.Thể hiện tinh thần phản đối chiến tranh, yêu chuộng hoà bình, chia sẻ những đau thương mất mát của người dân thuộc địa trong chiến tranh.
Câu 5: Mô- li e là nhà soạn kịch nổi tiếng của nước nào?
A. Nước Pháp B. Nước Anh C. Nước Đan Mạch D. Nước Đức
Câu 6: “Giuốc đanh mặc lễ phục” được trích trong văn bản nào?
A.Trưởng giả học làm sang. B. Lão Hà Tiện.
B.Người bệnh tưởng. D. Người thầy đầu tiên.
Câu 7: Câu phủ định có chức năng gì?
Thông báo, xác nhận sự vật.
Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó, phản bác một ý kiến một nhận định.
Khẳng định sự vật tính chất nào đó.
Không xác nhận vật, sự vật, sự việc.
Câu 8: Câu in đậm sau là câu phủ định đúng hay sai?
Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
(Những ngày thơ ấu- Nguyên Hồng)
A. Đúng B. Sai
Câu 9: Trật tự từ trong các câu in đậm của đoạn văn sau có tác dụng gì?
Sứ giả vào, đứa bé hỏi: Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua.
(Thánh Gióng)
A.Thể hiện thứ tự trước sau của hành động, trình tự quan sát.
B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
C. Liên kết với những câu khác trong văn bản.
D. Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.
Câu 10: Câu “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này” thuộc kiểu câu nào?
A.Trần thuật B. Nghi vấn C.Cầu khiến D.Cảm thán
Câu 11: Xác định hành động nói của các câu trong đoạn văn sau:
TT
Câu
Hành động nói

1
Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.


2
Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua.


II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 12: ( 2đ)
Cảm nhận của em về số phận của những người dân thuộc địa trong văn bản “
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngọc Đào
Dung lượng: 87,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)