Đề thi HKII Ngữ Văn9

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Ảnh | Ngày 12/10/2018 | 16

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HKII Ngữ Văn9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Phú Chánh ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – Năm học 2009-2010
Người ra đề: Nguyễn Văn Ảnh Môn :NGỮ VĂN – lớp 9
Thời gian : 90 phút

Câu 1 : ( 2 điểm)
Chép thuộc lòng khổ cuối bài thơ “ Sang thu” ( Hữu Thỉnh), hãy chỉ ra ý nghĩa tả thực và hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ vừa chép.
Câu 2 (2 điểm)
Cho biết các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn sau. Chỉ ra từ ngữ thực hiện mỗi phép liên kết đó.
Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ với cách viết được chặt chẽ, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc.
(Ngữ Văn 9, tập 2, NXBGD – 2009, trang 17)

Câu 3 ( 6 điểm): Suy nghĩ của em về bài thơ “Viếng lăng Bác ”của Viễn Phương.




























ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 9

Câu 1 (2 điểm)
Học sinh chép thuộc lòng khổ cuối ( 1 điểm )
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
- Ý nghĩa tả thực: 1 điểm
+ Hình tượng sấm thường xuất hiện nhiều và bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ (sấm cuối mùa, sấm cuối hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu).
+ Hàng cây cổ thụ, cảnh vật thiên nhiên vào thu không còn giật mình, bất ngờ bởi tiếng sấm mùa hạ.
- Nghĩa ẩn dụ (đầy tính suy ngẫm) : 1 điểm
+ Sấm: Những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
+ Hàng cây đứng tuổi: Hình ảnh gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn.
Câu 2 (2 điểm)
Các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn:
Văn nghệ(1) – Văn nghệ(2): phép lặp từ ngữ. ( 1 điểm)
Điều ấy (trong câu 3): phép thế. . ( 1 điểm)
Câu 3 :
Bài làm thể hiện những ý chính sau đây:
-Cảm xúc của tác giả trong bài thơ là cảm xúc chung của toàn dân tộc đối với Bác Hồ kính yêu
-Cảm xúc đó thể hiên ở lòng kính yêu chân thành ,nỗi xúc động thiêng liêng của nhà thơ khi đến lăng Bác Hồ,tình cảm của nhà thơ đối với Bác như tình cha con ruột thịt qua cách xưng hô (con –Bác), cảm xúc thành kính thiêng liêng, long kiên trung bất khuất.
-Tự hào, tôn kính và biết ơn sâu lắng:Nhớ ơn Người soi đường chỉ lối cho Cách mạng Việt Nam .Ca ngợi Bác như bậc thiên sứ thanh thản khi đã hoàn thành sứ mệnh: nằm trong giấc ngủ bình yên
-Niềm tiếc thương vô hạn thể hiện ở nỗi nhớ Bác ngàn thu:Thương nhớ vô hạn suốt chiều dài thời gian (ngày ngày),vô hạn suốt chiều dài không gian(dòng người),còn không gian quanh lăng thì tràn ngập nỗi nhớ(đi trong thương nhớ),lí trí vẫn (biết Bác) hiểu rằng Bác sống mãi (trời xanh là mãi mãi) nhưng tình cảm không thể không đau đớn (nghe nhói ở trong tim) được thể hiện qua một loạt phép tu từ ẩn dụ. Lòng lưu luyến không rời khi nghĩ ngày mai về lại miền Nam thì (thương trào nước mắt) và vẫn một long trung hiếu sắt son-điệp ngữ “muốn làm”thể hiện ước nguyện tha thiếtcủa tác giảvà cũng là của những ai khi đến thăm lăng Bác hồ kính yêu.
-Toàn bài giọng điệu thành kính,trang nghiêm,nhiều hình ảnh ẩn dụ đã diễn tả một cách xúc động tình cảm kính yêu,nhớ thương và biết ơn sâu lắng của nhân dân miền Nam nói riêng ,của dân tộc Việt Nam nói chung đối với Bác Hồ .
Bài làm thể hiện được kĩ năng nghị luận ,có luận điểm luận cứ ,lập luận chặt chẽ.
*Biểu điểm:
BIỂU ĐIỂM CÂU 3 PHẦN TẬP LÀM VĂN:
-5-6: Vận dụng tốt kĩ năng về kiểu bài. Cảm nhận đúng hướng. Mạch lạc. Có chất văn. Vài lỗi diễn tả nhẹ.
-3-4: Vận dụng tương đối tốt kĩ năng kiểu bài, đảm bảo nội dung. Vài lỗi diễn đạt.
-1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Ảnh
Dung lượng: 36,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)