Đề thi HKI VL8

Chia sẻ bởi Ngô Trần Quốc Khánh | Ngày 14/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HKI VL8 thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Trường THPT Hùng Vương Đề kiểm tra 1 tiết Môn: Vật lí 8
Họ và tên học sinh: Lớp:…….. Mã đề: 01

Điểm
Lời phê của thầy (cô) giáo










I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng: (4 điểm)
Câu 1: Chuyển động không đều là chuyển động có:
A. Quỹ đạo là một đường thẳng, độ lớn vận tốc không thay đổi theo thời gian.
B. Quỹ đạo là một đường tròn, độ lớn vận tốc không thay đổi theo thời gian.
C. Độ lớn của vận tốc thay đổi theo thời gian .
D. Hướng của chuyển động luôn thay đổi theo thời gian.
Câu 2: Hai đoàn tàu, đoàn thứ nhất gồm những toa rỗng, đoàn thứ hai gồm những toa chứa đầy hàng được kéo bởi hai đầu tàu giống nhau. Khi đầu tàu mở máy, đoàn thứ nhất thay đổi vận tốc nhanh hơn đoàn tàu thứ hai. Câu giải thích nào sau đây là hợp lý nhất?
A. Vì đoàn tàu thứ nhất có khối lượng nhỏ hơn nên có quán tính bé hơn .
B. Vì đoàn tàu thứ nhất có khối lượng lớn hơn.
C. Vì đoàn tàu thứ hai có chở hàng.
D. Vì đoàn tàu thứ nhất có khối lượng nhỏ hơn.
Câu 3: Trong các trường hợp lực xuất hiện sau đây, trường hợp nào không phải là lực ma sát ?
A. Lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt nhám của một vật khác.
B. Lực xuất hiện khi dây cao su bị dãn.
C. Lực xuất hiện có tác dụng làm mòn lốp xe ô tô.
D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.
Câu 4: Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:
Quãng đường chuyển động dài hay ngắn. B. Sự nhanh hay chậm của chuyển động.
Thời gian chuyển động dài hay ngắn. D. Cho biết cả quãng đường, thời gian và sự nhanh hay chậm của chuyển động.
Câu 5: Vật chỉ chịu tác dụng của hai lực. Cặp lực nào sau đây làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên?
Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
Hai lực cùng phương, ngược chiều.
Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.
Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.
Câu 6: Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:
đột ngột giảm vận tốc. B. đột ngột tăng vận tốc.
đột ngột rẽ sang trái. D. đột ngột rẽ sang phải.
Hãy chọn câu nhận xét đúng.
Câu 7: Trong các trường hợp lực xuất hiện sau đây, trường hợp nào không phải là lực ma sát?
Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.
Lực xuất hiện khi làm mòn đế giày.
Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị giãn.
Lực xuất hiện giữa dây curoa với bánh xe truyền chuyển động.
Câu 8: Một chiếc xe đang chạy với vận tốc v thì tài xế đạp phanh để xe chạy chậm dần. Lực làm cho vận tốc xe giảm là :
A. Lực ma sát trượt. B. Lực ma sát lăn.
C. Lực ma sát nghỉ. D. Lực ma sát trượt và lực ma sát lăn.
II. Dùng những từ thích hợp điền vào chỗ trống của các câu dưới đây: (2 điểm)
1. Khi vị trí của một vật ……………………… theo thời gian so với vật mốc, ta nói vật ấy đang chuyển động so với vật mốc đó. Khi vị trí của một vật ……………………… theo thời gian so với vật mốc, ta nói vật ấy đang đứng yên so với vật mốc.
2. Chuyển động …………… là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn ………………… theo thời gian.
3. Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc một cách đột ngột vì có …………………….
4. Lực ma sát ………… sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. Lực ma sát ………… giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
5. Áp lực là ………………… có phương vuông góc với mặt bị ép.
III. Bài tập: (4 điểm)
1. Một người đi bộ trên quãng đường đầu dài 3km với vận tốc 2m/s. Ở quãng đường sau dài 2,5 km người đó đi bộ hết 0,5h. Tính vận tốc trung
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Trần Quốc Khánh
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)