Đề thi HKI ngữ văn 8

Chia sẻ bởi Lâm Thủy Tuyền | Ngày 11/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HKI ngữ văn 8 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD& ĐT LONG PHÚ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG NĂM HỌC: 2009-2010
NGÀY THI: 14/12/2009
MÔN THI: NGỮ VĂN. LỚP 8
( THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT, KHÔNG KỂ THỜI GIAN PHÁT ĐỀ)
HỌ VÀ TÊN HỌC SINH:……………………………………………..LỚP…………….
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN







I Trắc nghiệm: 3đ
Chọn câu trả lời đúng nhất khoanh tròn:
Câu 1). Sử dụng các phương tiện liên kết các đoạn văn trong văn bản nhằm mục đích gì?
A. Làm cho văn bản liền mạch thông suốt.
B. Làm cho mối quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn rõ ràng.
C. Làm cho người đọc dễ hiểu.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 2). Từ ngữ chủ đề trong đoạn văn là gì?
A. Là từ ngữ làm đề mục cần làm sáng tỏ bằng cách diễn giải.
B. Các từ ngữ được lặp đi lặp lại, nhằm duy trì đối tượng được nói đến.
C. Là các từ ngữ hay, được dùng một cách độc đáo trong văn bản.
D. Ý C sai.
Câu 3). Tính chất nào là của văn bản thuyết minh?
A. Tính chất thời sự cập nhật.
B. Chủ quan, giàu cảm xúc.
C. Tri thức chính xác khách quan, hữu ích.
D. Uyên bác, nhiều điển tích.
Câu 4). Để có tri thức về đối tượng cần thuyết minh ta phải làm thế nào?
A. Quan sát trực tiếp và ghi chép.
B. Hỏi những người hiểu biết về đối tượng đó.
C. Đọc tài liệu , bài viết về đối tượng đó.
D. Tất cả các phương án trên
Câu 5). Văn bản “ Ôn dịch thuốc lá” kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
A. Thuyết minh và miêu tả.
B. Lập luận và thuyết minh.
C. Thuyết minh và biểu cảm.
D. Tự sự và miêu tả.
Câu 6). Hai cây phong có điểm gì khác biệt so với các loại cây khác trong làng khiến tác giả trân trọng?
A. Hai cây phong tựa như ngọn hải đăng đặt trên núi như dẫn lối về làng.
B. Hai cây phong gắn liền với những kỉ niệm thuở ấu thơ.
C. Hai cây phong đã mở ra trước mắt lũ trẻ một thế giới đẹp đẽ vô ngần
D. Hai cây phong có tiếng nói riêng, có tâm hồn riêng.
Câu 7). Tại sao lại nói chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ- men đã vẽ là một kiệt tác?
A. Vì lá vẽ rất giống khiến Giôn- xi tưởng là chiếc lá thật.
B. Vì nó đã được đánh đổi bằng mạng sống của cụ Bơ- men.
C. Vì nó được vẽ trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt.
D. Vì chiếc lá đem lại sự sống cho Giôn- xi.
Câu 8). Điểm chung nhất về giá trị nội dung của hai bài thơ’ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “ Đập đá ở Côn Lôn” là gì?
A. Đều thể hiện cuộc sống khó khăn gian khổ trong cuộc sống ngục tù.
B. Đều thể hiện khí phách hiên ngang của người tù trước khó khăn thử thách.
C. Đều thể hiện niệm niềm lạc quan yêu đời yêu thiên nhiên.
D. Đều thể hiện nỗi bất bình trước cảnh tù ngục của kẻ thù.
Câu 9). Trong các nhóm từ sau, nhóm từ tượng hình nào tả chiều rộng.
A. Chót vót, lênh khênh.
B. Mênh mông, mênh mang.
C. Lắc rắc, lã chã.
D. Thiêm thiếp, lênh đênh.
Câu 10). Trường hợp nào nên sử dụng từ ngữ địa phương?
A. Khi nói chuyện với người ở địa phương khác.
B. Khi nói chuyện với người cùng địa phương.
C. Khi làm bài kiểm tra các môn học.
D. Ở tất cả mọi nơi và với tất cả mọi người.
Câu 11). Thế nào là trợ từ?
A. Từ đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ.
B. Từ dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói đối với người nghe.
C. Từ chỉ lượng nhiều hay ích của danh từ.
D. Từ đi kèm động từ, tính từ để bổ nghĩa cho động từ tính từ đó.
Câu 12). Trong các câu sau câu nào là câu ghép
A. Trời và biển trắng nhạt, mơ màn.
B. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màn diệu hơi sương.
C. Trời rải mậy trắng nhạt. Biển mơ màn diệu hơi sương.
D. Trời biển trắng nhạt mơ màn.
II Tự luận: 7đ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lâm Thủy Tuyền
Dung lượng: 36,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)