Đề thi HKI N.Văn 9

Chia sẻ bởi Dương Văn Cư | Ngày 12/10/2018 | 16

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HKI N.Văn 9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC
Gv ra đề : Nguyễn Văn Ảnh ………………….
Môn : NGỮ VĂN – LỚP 9
Ngày thi :
Thời gian : 90 phút ( không kể phát đề )

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm – thời gian 20 phút )
Chọn phương án trả lời đúng, đánh dấu X vào một ô tương ứng ở phiếu trả lời trắc nghiệm từ câu 1 đến câu 12 .

Những yếu tố kì ảo được đưa vào cuối truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” có ý nghĩa gì ?
Tạo nên kết thúc có hậu cho tác phẩm.
Thể hiện lòng tiếc thương, ân hận của Trương Sinh đối với vợ.
Làm giảm bớt tính bi kịch của tác phẩm.
Làm tăng thêm giá trị hiện thực cho tác phẩm.
Cuộc đời nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện thơ cùng tên của Nguyễn Đình Chiểu có rất nhiều nét giống cuộc đời của :
Nguyễn Đình Chiểu
Từ Hải
Kim Trọng
Nguyễn Du.
Tâm trạng của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích là :
Tủi thân, nhung nhớ
Lạnh lùng, vô cảm
Tuyệt vọng, bi quan
Hoảng loạn, chán chường.
Trong bài “ Đồng chí” của Chính Hữu, tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở nào ?
Cùng cảnh ngộ, mục đích nhiệm vụ, lí tưởng chiến đấu
Cùng cảnh ngộ, tâm tư tình cảm
Cùng hoàn cảnh xuất thân
Cùng sở thích, ước mơ bay bổng lãng mạn.
Câu thơ : “Chỉ cần trong xe có một trái tim” sử dụng biện pháp tu từ gì ?
Hoán dụ
So sánh
Nhân hóa
Điệp ngữ.
Từ mặt trời trong câu thơ nào được dùng theo nghĩa chuyển ?
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.
Bài thơ “Ánh trăng” ( Nguyễn Duy ) gợi nhắc thái độ sống như thế nào ?
Uống nước nhớ nguồn
Có mới nới cũ
Có chí thì nên
Có làm thì mới có ăn.


“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.”
Câu ca dao trên khuyên ta trong giao tiếp nên tuân thủ phương châm hội thoại nào ?
Phương châm lịch sự
Phương châm về chất
Phương châm quan hệ
Phương châm cách thức
Tác giả văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” là :
Nguyễn Thành Long
Nguyễn Quang Sáng
Kim Lân
Nguyễn Minh Châu
Trong văn bản tự sự, không sử dụng ngôi kể nào dưới đây ?
Ngôi thứ hai
Ngôi thứ nhất số ít
Ngôi thứ nhất số nhiều
Ngôi thứ ba.
Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự là :
Dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện
Làm cho câu chuyện sinh động hấp dẫn hơn
Tạo nên các tình tiết của câu chuyện
Định hướng đề tài, chủ đề cho câu chuyện.
Trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, Vân Tiên cho rằng thấy việc nghĩa mà không làm là người :
Phi anh hùng
Bất tài
Bất nhân
Bất nghĩa.

II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm – 70 phút )

Câu 1 (2 điểm) : Nêu hai tình huống thể hiện tình cha con sâu sắc trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng).

Câu 2 (5 điểm): Dựa vào văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, em hãy kể lại tâm trạng của Thúy Kiều, có sử dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm.

------ Hết-----














PHÒNG GD-ĐT KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC
Gv ra đề : Nguyễn Văn Ảnh …………………. …………………………………

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9


TRẮC NGHIỆM : 3 điểm ( mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm )
Đáp án đúng A.

II. TỰ LUẬN ( 7 điểm )
Câu 1 (2 điểm):
Học sinh cần nêu rõ hai tình huống chính thể hiện tình cha con sâu sắc trong truyện “Chiếc lược ngà”:
-Tình huống thứ nhất: Ông Sáu về thăm nhà, gặp con sau tám năm xa cách, nhớ thương nhưng thật trớ trêu là bé Thu lại không nhận cha. Đến lúc bé nhận ra cha và biểu lộ tình cảm thắm thiết với cha thì ông Sáu lại phải ra đi.(1 điểm)
- Tình huống thứ hai: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng chưa kịp trao món quà ấy cho con thì đã hy sinh.(1 điểm)

Câu 2 (5 điểm):
Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh biết cách làm bài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Văn Cư
Dung lượng: 54,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)