Đề thi HKI môn Ngữ Văn 9 có ma trận ( 2015-2016)

Chia sẻ bởi Tiểu Ngọc Thúy | Ngày 11/10/2018 | 64

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HKI môn Ngữ Văn 9 có ma trận ( 2015-2016) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GD &ĐT HUYỆN NGHĨA ĐÀN
TRƯỜNG THCS NGHĨA TRUNG
ĐỀ THI HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 9
THỜI GIAN: 90 phút



I. PHẦN ĐỌC- HIỂU: (5điểm)
Đọc văn sau và trả lời các câu hỏi:
“ Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ trực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ : nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được”.

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả?
Câu 2 (0,75 điểm): Nêu giá trị nội dung của tác phẩm có chứa đoạn văn trên?
Câu 3 (1,25 điểm): Câu văn Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ : nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…sử dụng những biện pháp tu từ nào? Chỉ rõ các từ ngữ thể hiện những biện pháp tu từ đó?
Câu 4 (0,5 điểm): Việc sử dụng những biện pháp tu từ trên có tác dụng gì trong việc diễn đạt nội dung của đoạn văn?
Câu 5 (1,0 điểm) : Câu văn : Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được thuộc kiểu câu gì? Đặt một câu văn khác cùng kiểu với câu văn đó?
Câu 6 (1,0 điểm): Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân sau khi học xong văn bản có chứa đoạn văn trên?
II. PHẦN VIẾT (5,0 điểm):
Nêu cảm nhận của em về 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều- Nguyễn Du ).



HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 9 – NĂM HỌC 2015-2016.
A. Lưu ý chung:
- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể.
- Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học.
B. Hướng dẫn cụ thể:
I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 5,0 điểm

Câu
Nội dung
Điểm

1
- Đoạn văn được trích từ văn bản: Lặng lẽ Sa Pa.
- Tác giả: Nguyễn Thành Long
0,25
0,25

2
Gía trị nội dung:
- Bức tranh nên thơ về cảnh đẹp ở Sa Pa.
- Chân dung những người lao động bình thường nhưng phẩm chất rất cao đẹp.
- Lòng yêu mến, cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho nhân dân, tổ quốc.

0,25

0,25
0,25

3
- Câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ:
+ So sánh: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả.
+ Nhân hóa: chặt, quét.

0,75

0,5

4
Tác dụng: Nhấn mạnh hoàn cảnh làm việc đầy khó khăn, vất vả của anh thanh niên. Qua đó làm nổi bật sự hy sinh thầm lặng của nhân vật này.
0,5


5
- Câu văn thuộc kiểu câu rút gọn.
- HS đặt đúng câu rút gọn được 0,5 điểm.
0,5
0,5


6
* Liên hệ thực tế:
- Nhận thức đúng đắn về sự cống hiến thầm lặng của một bộ phận thanh niên quên mình cho Tổ quốc.
- Có những hành động thiết thực để phấn đấu tu dưỡng đạo đức, trau dồi học vấn để góp phần xây dựng tương lai nước nhà.


0,5

0,5

II. Các tiêu chí về nội dung bài viết: 4,0 điểm


 MB
Giới thiệu Truyện Kiều, đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích và 8 câu thơ cuối.
0,5

 TB

Cảnh được miêu tả từ xa đến gần để diễn tả các sắc thái
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tiểu Ngọc Thúy
Dung lượng: 86,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)